tailieunhanh - Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê
Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức sống mãnh liệt, nhưng trên đàn dê sữa cao sản, dê thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại đúng mức và chủng ngừa thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. | Phòng Và Trị Bệnh Cho Dê Mặc dù dê được công nhận là gia súc có sức sống mãnh liệt nhưng trên đàn dê sữa cao sản dê thịt tăng trưởng nhanh sẽ có sức đề kháng bệnh kém hơn. Do đó phòng ngừa bệnh bằng cách quản lý nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại đúng mức và chủng ngừa thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chi phí về thuốc men thú y chăm sóc thú bệnh và giảm năng suất sẽ làm hao tốn nhiều tiền bạc trong một thời gian ngắn. Nhiệt độ và ẩm độ cao ở vùng nhiệt đới là điều kiện tốt cho vi trùng và ký sinh trùng phát triển hay sống tiềm sinh trong một gian dài. Do đó nhà chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Sau đây là các bệnh thường gặp ở dê 1. Bệnh tiêu chảy Trên dê con do sức đề kháng còn yếu dê dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy do vú hay sữa mẹ bị nhiễm. Dê con thường mắc bệnh trong 410 ngày tuổi. Phân nhão có màu trắng tới vàng và nhão sau đó thành dịch lỏng có mùi hôi. Do bị mất nước nên dê con ốm lông xù. Vệ sinh chuồng trại tốt bú đủ sữa đầu có thể phòng được bệnh này. Trước tiên cho dê con uống dung dịch điện giải để tránh mất nước và có thể điều trị bằng kháng sinh như neomycin hay Sulfamide như sulfaguanidin. Trên dê lớn có thể do nhiễm độc từ thức ăn hay ký sinh trùng hoặc cả hai. Phải tìm ra nguyên nhân để điều trị. 2. Bệnh viêm phổi Xảy ra trên mọi lứa tuổi ở dê. Bệnh có thể do Mycoplas-ma. Bệnh này có thể lây lan do giọt nước mũi của thú bệnh. Bệnh này xảy ra nhiều lúc ẩm ướt và có thể tử vong đến 100 . Hiện đã có vaccin phòng ngừa nhưng chưa có ở nước ta. Ngoài ra bệnh có thể gây ra do Pastuerella như hay . Bệnh xảy ra khi thusbij tress như khi bị vận chuyển xa. Có thể chữa trị bằng kháng sinh như ampicilline kanamycine hay tylosin hoặc sulfamid kết hợp với các thuốc trợ lực như caffein sinh tố C B 3. Bệnh viêm ruột hoại tử Gây ra do độc tố của trực trùng hiếm khí Clostridium perfringens nên mầm bệnh có thể tồn tại trong thiên nhiên rất lâu và
đang nạp các trang xem trước