tailieunhanh - Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 07/2013

Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 07/2013 với chủ đề trọng tài thương mại và pháp luật về trọng tài thương mại với những nội dung cụ thể như khái niệm, đặc điểm trọng tài thương mại; phân biệt trọng tài thương mại với tòa án, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam, Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này. | Phán quyết của trọng tài có hiệu lực từ ngày ban hành. Về nguyên tắc, các bên không được kháng cáo phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phán quyết trọng tài có thể bị hủy bởi Tòa án có thẩm quyền vì lý do: không có thỏa thuận trọng tài; phán quyết có nội dung vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài hoặc thẩm quyền của trọng tài; việc thành lập hội đồng trọng tài và thủ tục trọng tài trái quy định pháp luật; chứng cứ làm cơ sở cho phán quyết bị làm giả; bên kia không được quyền tiếp cận chứng cứ làm ảnh hưởng đến tính công bằng của trọng tài; trọng tài viên biển thủ, nhận hối lộ, hoặc phán quyết trái pháp luật. Khác với trọng tài có yếu tố nước ngoài, phán quyết trọng tài trong nước có thể bị hủy sau khi xem xét nội dung vụ bên có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết trọng tài. Trong trường hợp một bên không chấp hành phán quyết, bên còn lại có thể yêu cầu thi hành phánquyết tại Tòa án có thẩm quyền. Trung Quốc cũng là một bên của Công ước New York. Vì vậy, các phán quyết của trọng tài tại một nước thành viên Công ước có thể được công nhận thi hành tại Trung Quốc và ngược lại.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN