tailieunhanh - Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học

Tình hình kinh tế xã hội và nhu cầu bảo trợ xã hội, biến động dân số ở Việt Nam, tác động của biến động dân số lên bảo trợ xã hội là những nội dung chính trong bài viết "Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học". . | Xã hội h c thùc nghiệm Xã hội học số 1 93 2006 35 Một số vấn đề về bảo trơ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học NGUyỄN THANH LIÊM ĐẶNG NGUyÊN ANH 1. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo trợ xã hội Hơn bao giờ hết bảo trợ xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Tầm quan trọng của bảo trợ xã hội bắt nguồn từ những nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra hết sức sôi động ở nước ta trong thời gian qua đặc biệt từ khi thực hiện chính sách Đổi mới. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong suốt hai thập kỷ qua đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể. Giai đoạn mười năm sau ngày thống nhất đất nước là một thời kỳ hết sức khó khăn mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 5 năm sau thống nhất chỉ bằng nửa mức tăng trưởng dân số sản lượng nông nghiệp chỉ đạt mức an ninh lương thực vừa đủ trong suốt thời kỳ đó đến giữa những năm 1980 Dollar và Litvack 1998 Bùi 2000 . Trong giai đoạn này có thể nói Việt Nam vẫn chưa thể nghĩ đến bảo trợ xã hội vì trên thực tế tất cả mọi người dân trong xã hội đều rất cần được sự bảo trợ. Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo nên một bước ngoặt cho phát triển kinh tế xã hội với đường lối Đổi mới chuyển đổi nền cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song chỉ đến đầu những năm 1990 những đổi mới chính sách mới có hiệu quả thực sự đối với tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1992-1996 điều kiện sống của cả những hộ nghèo nhất cũng đã được cải thiện rõ rệt. Tăng trưởng GDP đạt mức trung bình 8 9 một năm và đến năm 1996 lạm phát được kiềm chế ở mức 4 5 PWG 1999 . Tuy tốc độ phát triển có chững lại trong vài năm tiếp theo do ảnh hưởng của thiên tai và khủng hoảng tài chính khu vực châu Á tăng trưởng kinh tế trong nước vẫn giữ ở mức Bước sang thế kỷ 21 tăng trưởng được phục hồi và Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp Việt Nam vẫn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN