tailieunhanh - Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn - Nguyễn Thanh Liêm

Mục đích bài viết "Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn" nhằm tìm hiểu mô hình di cư của các hộ gia đình nông thôn từ kết quả của các cuộc khảo sát, tìm hiểu những điểm khác biệt về khả năng di cư giữa các nhóm dân số có thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa di dân và thu nhập. | 66 Xã hội học số 3 - 2007 Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Nguyễn Thanh Liêm Giới thiệu Có rất nhiều bằng chứng cho thấy di cư được sử dụng như một chiến lược sống của nhiều gia đình nông thôn để đối phó với cảnh nghèo nàn. Một mặt các hộ gia đình nông thôn sử dụng di cư như sự đầu tư cho một số thành viên trong gia đình nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong thời kỳ nông nhàn. Các hộ gia đình nghèo ở nông thôn kỳ vọng rằng mức sống của họ sẽ được cải thiện qua những khoản tiền hay quà mà nguồn di cư gửi về. Bên cạnh đó có nhiều hộ gia đình đầu tư vào con cái không nhằm mục đích thu lợi cho hộ gia đình mà chỉ đơn thuần là giúp con cái có cuộc sống tốt hơn. Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập của hộ gia đình nông thôn rất phức tạp do tính tương tác giữa chúng. Do di dân luôn phải đi kèm một số khoản chi phí nên những người thuộc nhóm dân số nghèo nhất không thể có đủ điều kiện di cư. Mặt khác nghèo đói cũng thường là động cơ hay áp lực để di chuyển. Tuy nhiên di cư cũng có thể làm cho hộ gia đình nông thôn mất lao động rơi vào cảnh nợ nần do chi phí ban đầu cho di cư hay giúp dân di cư tìm được việc làm. Di cư từ những vùng nông thôn cũng góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của những hộ gia đình ở lại thông qua các khoản tiền gửi về. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu mô hình di cư của các hộ gia đình nông thôn từ kết quả của một cuộc khảo sát. Bên cạnh đó bài viết này tập trung tìm hiểu những khác biệt về khả năng di cư giữa các nhóm dân số có thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa di dân và thu nhập. Địa bàn và phương pháp phân tích Các phân tích trong bài này sử dụng số liệu từ Dự án nghiên cứu liên ngành về gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi . Nghiên cứu này được triển khai trên địa bàn nông thôn của ba tỉnh gồm Yên Bái Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm khảo sát tại các tỉnh trên diễn ra không cùng lúc và theo thứ tự là 2004 2005 và 2006. Địa bàn khảo sát là một điểm quan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.