tailieunhanh - Hướng dẫn cách đọc kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng chương trình SPSS/PC+

Sơ lược về chương trình SPSS/PC+, hướng dẫn cách đọc kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng chương trình SPSS/PC+ là những nội dung chính trong bài viết "Hướng dẫn cách đọc kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng chương trình SPSS/PC+". . | Diễn đàn Xã hội học số 1 - 1994 62 1Ã r 1 - 1 Á - - 1 r Á 1 V - Ầ i 1 V Hướng dân cách đọc kêt quả xử lý sô liệu điêu tra xã hội học bằng chương trình SPSS PC TÔN LƯƠNG CHÍNH I. Sơ lược vê chương trình SPSS PC Ngày nay các cuộc điều tra Xã hội học mang tính định lượng thường được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình phần mềm SPSS PC . SPSS là tên viết tắt tiếng Anh của Statistical Package For Social Science nghĩa là Bộ chương trình thống kê cho Khoa học xã hội. Chương trình SPSS có khả năng tính được tần số tần xuất trung vị mốt trung bình số học phương sai sai số tiêu chuẩn . của từng biến riêng lẻ của toàn mẫu cũng như của từng phân nhóm trong mẫu một cách đồng thời. Ví dụ cùng một lúc ta có thể tín được tuổi kết hôn trung bình của nhóm Nam và Nữ hoặc tuổi kết hôn của những người ở các độ tuổi khác nhau. SPSS cho phép ta tính được tương quan mối liên hệ của hai biến. Điểm ưu việt của chương trình này là ở chỗ nó không chỉ cung cấp cho chúng ta bảng tương quan giữa hai biến hoặc ba biến mà còn cung cấp cho chúng ta hệ số tương quan mà các chương trình khác như FOX FOXBASE LOTUS. không có được. Hệ số tương quan biểu thị mối liên hệ mạnh hay yếu của hai biến. Thông qua hệ số tương quan này chúng ta có thể biết được tác động của biến khác nhau đến một biến nào đó chẳng hạn xem tác động của biến học vấn và biến mức sống đến biến đánh giá chính sách đối với chính sách đổi mới thì biến nào mạnh hơn. Hệ số tương quan có đặc tính chung là chúng biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1. Khi hệ số tương quan bằng 0 giữa hai biến không có mối liên hệ. Khi nó bằng 1 thì giữa 2 biến có mối liên hệ hàm số mối liên hệ rất chặt nghĩa là ta có thể biểu thị mối liên hệ đó bằng một hàm số chẳng hạn hàm số tuyến tính có dạng Y ax b Trong đó x y là các biến cần đo còn a b là các hằng số. Khi hệ tương quan khác 0 thì ta nói rằng giữa hai biến có mối liên hệ tương quan. Hệ số tương quan càng lớn càng gần 1 thì mối liên hệ càng chặt. Nói cách khác ảnh hưởng của biến số độc lập đến biến số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN