tailieunhanh - Tiểu luận quản trị: Văn hóa trong kinh doanh

Trách nhiệm xã hội trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của đạo đức kinh doanh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Kinh doanh có văn hóa tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh va người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên đều có lợi. | Nhóm 10 Tiểu luận Văn hóa trong kinh doanh 1 Nhóm 10 VĂN HÓA TRONG KINH DOANH Trước đây đã có một thời gian dài người ta quan niệm rằng văn hóa và kinh doanh là hai lĩnh vực khác biệt thậm chí đối lập nhau giữa chúng hoàn toàn không có mối liên hệ nào cả. Người ta lập luận rằng mục đích của kinh doanh xét đến cùng là lợi nhuận. Kinh doanh không cần quan tâm và cũng không có trách nhiệm gì khác ngoài mục đích sinh lợi. Còn văn hóa hướng đến giá trị của chân thiện mĩ xét trong mối quan hệ giữa con người với con người giữa con người với giới tự nhiên và với bản thân. Tuy nhiên gần đây văn hóa được quan tâm chú ý nhiều hơn. Nhiều người đã nhìn nhận lại giá trị của văn hóa. Người ta nhận thức rằng chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà không chú ý đến văn hóa là phát triển không bền vững. Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn động lực phát triển xã hội . Văn hóa kinh tế và kinh doanh không thể đứng tách biệt trái lại giữa chúng có một mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết và bổ sung cho nhau. Nói cách khác giữa cái đúng cái tốt cái đẹp và cái lợi không đứng riêng lẻ mà gắn bó với nhau. Vì văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động của đời sống con người kể cả hoạt động kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên thực tế việc kiếm tiền đã diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Có cách thức kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động của người làm công. Không ít trường hợp kiếm lời bằng những thủ đoạn gian trá lừa đảo buôn lậu đầu cơ trốn thuế. Và cũng có cách kiếm lời bất chấp mọi hậu quả bằng cách khai thác bừa b ãi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt môi trường bị ô nhiễm nặng nề và sinh thái tự nhiên mất cân bằng nghiêm trọng. Do vậy quan tâm đến văn hóa kết hợp văn hóa với kinh doanh làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái chân cái thiện cái mĩ là xu hướng chung của doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Đó là biểu hiện của kinh doanh có văn hóa. Kiếm lời chân chính có văn hóa là dựa vào trí tuệ tài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN