tailieunhanh - Quan niệm của Marx và các nhà xã hội học phương Tây về phân tầng xã hội

Quan niệm của Marx về phân tầng xã hội, quan niệm của các nhà xã hội học phương Tây về phân tầng xã hội là hai nội dung chính trong bài viết "Quan niệm của Marx và các nhà xã hội học phương Tây về phân tầng xã hội". nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Trao ỗổí nghiệp Vô Xã hội học sô 2 94 2006 97 Quan niệm của Marx và càc nhà xã hội học phương Tây về phân tầng xã hội NGUYỄN ĐÌNH TẤN LÊ VĂN TOÀN 1. Quan niệm của Marx về phân tầng xã hội Tony Bilton và cộng sự - tác giả của cuôn sách Nhập môn xã hội học cho rằng bất kỳ một lý thuyết phân tầng nào cũng đểu bằng cách này cách khác vay mượn cách lý giải của Marx về giai cấp ngay cả khi nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Cùng vối Tony Bilton nhiều nhà xã hội khác cũng cho rằng có thể coi luận điểm của Marx về giai cấp như là luận điểm gôc cho các nhà xã hội học dựa vào đó hoặc xoay quanh đó để phân tích. Mặt khác cũng có thể hiểu sự lý giải của Marx về giai cấp như là một dạng lý giải riêng độc đáo về phân tầng xã hội. Theo sự phân tích của Marx sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất kéo theo đó là sự phân phôi bất bình đẳng về của cải vật chất sản phẩm lao động trong xã hội là nét chung phổ biến của mọi xã hội có giai cấp là yếu tố thường xuyên trực tiếp dẫn đến phân tầng xã hội phân hóa xã hội. Kết cục của nó là sự hình thành các mô hình giai cấp đôi kháng chủ yếu trong xã hội - giai cấp người giàu thông trị bóc lột và giai cấp người nghèo bị trị bị bóc lột. Cũng theo tuyến phân tích như vậy ông cho rằng môi quan hệ quyền lực được xây dựng trên cơ sở của cơ cấu xã hội mà nét chính là sự tồn tại của những giai cấp đôi lập. Cơ cấu quyền lực trong các xã hội có đôi kháng giai cấp bị quy định bởi cơ cấu giai cấp cơ cấu kinh tế mà trung tâm của nó là các quan hệ sở hữu. Theo Marx sự phát triển của sản xuất chế độ sở hữu đã dẫn đến những mâu thuẫn trong kết cấu kinh tế mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ ngày càng được xã hội hóa vối sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa . Biểu hiện về mặt xã hội của nó là sự bất bình đẳng về địa vị xã hội và quyền lực. Giai cấp thông trị nắm được tư liệu sản xuất sẽ nắm luôn quyền lực tổ chức sản xuất phân phôi sản phẩm và thông trị các giai cấp khác về mặt chính trị và tinh 1 Tonny Bilton Kenvin .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN