tailieunhanh - Gia đình, một thiết chế từ hướng tiếp cận xã hội học - Vũ Tuấn Huy

Chúng ta biết rằng không có một mô hình gia đình đồng nhất, giống nhau ở mọi nơi, mọi thời điểm, những thay đổi lớn đang diễn ra ở quy mô gia đình, mức độ quan hệ thân tộc, mô hình nơi ở và các quan hệ bên trong đời sống gia đình. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề gia đình, nội dung bài viết "Gia đình, một thiết chế từ hướng tiếp cận xã hội học" dưới đây. | Diễn đàn. Xã hội học số 2 - 1994 71 GIA ĐÌNH - MỘT THIẾT CHẾ TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC VŨ TUẤN HUY Chúng ta biết rằng không có một loại hình gia đình đồng nhất giống nhau ở mọi nơi và mọi thời điểm. Những thay đổi lớn đang diễn ra quy mô trong gia đình mức độ quan hệ thân tộc mô hình nơi ở và các quan hệ bên trong đời sống gia đình. Những đặc điểm này thay đổi không chỉ từ nền văn hóa này nền văn hóa khác mà còn từ gia đình này đến gia đình khác trong cùng một nền văn hóa. Trong tiếp cận đến vấn đề gia đình các nhà nhân chủng học tập trung vào cấu trúc gia đình thường bỏ qua khía cạnh tình cảm của đời sống gia đình. Các nhà tâm lý học tập trung vào sự phát triển của trẻ em và sự điều chỉnh của cá nhân có lúc bỏ qua những biến đổi về văn hóa và những khía cạnh của tổ chức xã hội. Xã hội học gia đình tập trung vào trật tự xã hội của đời sống gia đình. Gia đình là đối tượng của nhiều khoa học chuyên biệt và vì thế việc sử dụng các khái niệm của các lý thuyết khác nhau là điều thường xảy ra. Có thể ví mỗi gia đình là một tế bào xã hội hay là gì đi nữa thì những ẩn dụ ấy cũng chỉ nói lên rằng gia đình có một vai trò quan trọng nào đó đối với xã hội. Và nếu như người ta muốn gắn thêm cho cách hiểu như vậy những ý nghĩa nào khác thì thực sự chúng ta không thể tiến thêm một bước nào để hiểu về bản thân gia đình và những quan hệ của nó với xã hội trong quá trình phát triển lịch sử từ những quan niệm như vậy. Cơ thể sống cấu tạo nên từ những tế bào. Nhưng xã hội không thể là tổng số của những gia đình. Bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại đều phải giải quyết những vấn đề chung nhất sinh con đẻ cái để tạo ra thế hệ mới. Hợp pháp hóa hành vi đó trong hôn nhân chăm sóc con cái xã hội hóa truyền bá kiến thức tích lũy từ thế hệ này đến thế hệ khác những khía cạnh tâm linh về ý nghĩa của đời sống con người phân bố quyền lực và kiểm soát xã hội sản xuất phân phố và tiêu dùng của cải vật chất. Những nhiệm vụ đó được thực hiện theo một hệ thống các chuẩn mực giá trị các địa vị và vai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN