tailieunhanh - Sự hình thành gia đình nông thôn trong hoàn cảnh kinh tế xã hội mới - Khuất Thu Hồng

Gia đình là một thiết chế nhạy cảm nhất đối với những thay đổi kinh tế xã hội, ta có thể tìm thấy những dấu ấn của sự thay đổi này trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của gia đình từ quá trình cuộc hình thành hôn nhân. nội dung bài viết "Sự hình thành gia đình nông thôn trong hoàn cảnh kinh tế xã hội mới" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Xã hội học số 2 - 1994 76 SỰ HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG HOÀN CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI MỚI KHUẤT THU HỒNG I. Vấn đề nghiên cứu Gia đình có lẽ là một thiết chế nhạy cảm nhất đối với những thay đổi kinh tế - xã hội. Ta có thể tìm thấy dấu ấn của những thay đổi này trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của gia đình từ quá trình hình thành cuộc hôn nhân hay trong lúc các con còn nhỏ hoặc khi cặp vợ chồng đã già và con cái đã trưởng thành. Mặt khác hoàn cảnh kinh tế - xã hội mới sẽ dẫn đến những biến đổi trong mọi quan hệ gia đình từ vai trò của các thành viên sự phân công lao động đến các quan hệ tình cảm vợ - chồng cha mẹ - con cái . Lịch sử phát triển gia đình Việt Nam cũng đã khẳng định điều đó. Các công trình nghiên cứu về gia đình đã cho thấy những thay đổi căn bản của gia đình trong nhiều thập kỷ qua như hệ quả của những biến đổi xã hội lớn. Tiếp tục nghiên cứu về gia đình của Viện Xã hội học chúng tôi lần này tập trung vào chủ đề sự hình thành gia đình nông thôn trong hoàn cảnh kinh tế xã hội mới. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu này là quá trình lựa chọn bạn đời mô hình quyết định hôn nhân hay vai trò quyết định hôn nhân của bố mẹ hay con cái tiêu chuẩn người vợ người chồng tuổi kết hôn phổ biến đối với phụ nữ. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 80 đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống cơ cấu xã hội. Trong cơ chế mới vai trò và vị thế của gia đình được nâng cao một bước gia đình trở thành chủ thể sản xuất có toàn quyền đối với chiến lược sản xuất và tiêu thụ của mình do đó vai trò cá nhân càng được củng cố. Trong những điều kiện như vậy vai trò cá nhân trong việc thành lập gia đình có thể có những thay đổi lớn theo chiều hướng có lợi cho cá nhân. Việc xóa bỏ bao cấp đã khiến cho gia đình phải đảm nhận trở lại một số chức năng trước đây có sự hỗ trợ của nhà nước như xã hội hóa trẻ em bảo hiểm và phúc lợi xã hội. Mặt khác với trình độ phát triển của xã hội hiện nay tất cả các chức năng của gia đình được thực hiện ở một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.