tailieunhanh - Đâu là « Ưu Tiên Số Một » trong vấn đề giáo dục trẻ em tự kỷ
Cuốn sách thứ nhất mang tựa đề « Trẻ Em Tự Kỷ », xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005, trên các tờ báo thông tin vi tính, ở trong và ngoài Nước. Một cách đặc biệt trong tác phẩm nầy, tôi đã khảo sát 5 triệu chứng, nhằm giúp đỡ cha mẹ và những những người có liên hệ xa gần, trong vai trò phát hiện những trẻ em mang hội chứng tự kỷ, từ những giây phút đầu tiên, khi một vài rối loạn vừa mới thoáng lộ diện. . | - Chương Hai sẽ liệt kê và trình bày 5 loại sinh hoạt khác nhau, nhưng bổ túc và kiện toàn cho nhau, nhằm hình thành, xây dựng và không ngừng tô điểm nội tâm của con người. Tôi đồng ý một phần nào với Simon BARON-COHEN, khi tác giả nầy khẳng định rằng trẻ em tự kỷ không có NỘI TÂM. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh : Nội tâm, trong tầm nhìn của tác giả, chỉ là Thinking hay là Thinking Mind, nghĩa là Tư Duy mà thôi. Thể theo lối nhìn của tôi, tư duy chỉ là một công đoạn duy nhất, thuộc về một quá trình gồm có nhiều thành tố khác như : Năm giác quan, Xúc động, Ngôn ngữ và Quan hệ qua lại giữa người với người. Vì lý do sư phạm và vấn đề ngôn ngữ, tôi không thể KHÔNG phân biệt trong và ngoài, truớc và sau, giữa 5 thành tố ấy. Tuy nhiên, trong thực tế sinh hoạt, năm thành tố mà tôi vừa liệt kê, tác động qua lại hai chiều, giao thoa chằng chịt với nhau, cưu mang và phát huy nhau, nhưng cũng có thể cản trở và hạn chế nhau. Bao nhiêu nhận xét ấy nhằm nhấn mạnh một sự kiện chất chứa nhiều ý nghĩa : khi trẻ em không có hay là từ chối quan hệ, phải chăng đó là một cách khẳng định rằng : Tôi muốn, tôi cần một loại quan hệ hoàn toàn khác. Thay vì những loại quan hệ độc chiều, như tố cáo, trừng phạt, áp đặt để làm người và thành người, tôi cần nhất là những quan hệ đồng cảm và lắng nghe. Khi tôi không nói, không nhìn, chính khi ấy, tôi đang diễn tả mình, với một loại « ngôn ngữ không lời ». Sở dĩ tôi rút lui, thu mình trong vỏ ốc tự kỷ, phải chăng vì tôi đang cần một quan hệ an toàn. Và loại quan hệ an toàn ấy đang còn vắng mặt, một cách trầm trọng, trong môi trường giáo dục ngày hôm nay. Ai trong chúng ta có khả năng nhạy bén, để lắng nghe, ghi nhận và tôn trọng ý nghĩa của « câu chuyện không lời » ấy ?
đang nạp các trang xem trước