tailieunhanh - PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Nhằm trình bày và khảo sát về Hội Chứng Tự Kỷ, tôi đã được lần lượt xuất bản ba tác phẩm khác nhau : Cuốn sách thứ nhất mang tựa đề « Trẻ Em Tự Kỷ », có mặt lần đầu tiên vào năm 2005, trên các tờ báo thông tin vi tính, ở trong và ngoài Nước. Một cách đặc biệt trong tác phẩm nầy, tôi đã khảo sát 5 triệu chứng, nhằm giúp đỡ cha mẹ và những những người có liên hệ xa gần, trong vai trò phát hiện những trẻ em mang hội chứng tự kỷ, từ. | Chúng ta làm tất cả và trải qua những giai đoạn trên đây, với một tâm hồn tự tin, thanh thản, an bình, không một gợn ý đồ trừng phạt, áp chế và bạo động. Theo lối nói của Spencer JOHNSON, đó là món quà Tình Yêu « loại cương » ( hard love ), mà chúng ta đang trao tặng cho trẻ em. Chính Tình yêu loại cương nầy có khả năng tạo an toàn và cấu trúc hóa cho trẻ em. Nhờ đó, trẻ em có khả năng học được bài học phân biệt : « Tôi có thể làm được gì, và tôi KHÔNG CÓ PHÉP làm những gì, trong đời sống làm người. Hành vi hiện tại của tôi không được mẹ, cô chấp nhận. Tuy nhiên, mẹ và cô vẫn thương và kính trọng con người và giá trị của tôi ». Cũng nhờ vào ý thức nầy, sau khi làm những điều nhằm « hạn chế » trẻ em, chúng ta « không trách mình, không có mặc cảm tội lỗi, không lo buồn, trầm cảm ». Trong tiếng Anh, thuật ngữ thường được dùng, để diễn tả tâm trạng nội tâm có xu thế « tố cáo và trừng phạt mình, một cách lải nhải suốt ngày đêm » là « BURN-OUT », có nghĩa là bị thiêu rụi, bị đốt cháy thành tro tàn ». Hẳn thực, không ai ác độc với mình, bằng chính mình.

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.