tailieunhanh - Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội ở Việt Nam - Nguyễn Đình Tấn

Sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đến phân tầng xã hội, những yếu tố thuộc hệ thống chính sách, thể chế pháp luật, những yếu tố thuộc về vùng môi trường tự nhiên cơ sở hạ tầng có tác động đến phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo là những nội dung chính trong bài viết "Các yếu tố tác động đến Phân tầng xã hội ở Việt Nam". . | 13 Xã hội học số 1 - 2009 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÂN TẦNG XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH TẤN 1. Sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đến phân tầng xã hội a. Kinh tế thị trường tác động đến phân tầng xã hội PTXH Hơn 20 năm đổi mới đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đang dần hình thành với đầy đủ bản chất và đặc trưng của nó được điều tiết bởi những quy luật khách quan như quy luật cung -cầu quy luật giá trị quy luật cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ. Các quy luật này không chỉ tác động điều chỉnh các hoạt động kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến mọi vùng thành thị nông thôn mọi lĩnh vực trong đời sống và hoạt động của con người. Kinh tế thị trường với mục tiêu tối thượng của nó là hiệu quả kinh tế đã tác động trực tiếp đến PTXH phân hoá giàu nghèo Trong kinh tế thị trường những cá nhân tổ chức doanh nghiệp người sản xuất. càng hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích cho bản thân cho cộng đồng càng nhiều thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển càng được xã hội tôn trọng đánh giá cao được tôn vinh. Những cá nhân tổ chức doanh nghiệp người sản xuất hoạt động không có hiệu quả lãng phí nhân lực của cải tiền bạc của nhân dân sẽ bị phá sản bị xã hội coi thường lên án. Kinh tế thị trường mà đặc trưng nổi bật là cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn tới PTXH phân hoá xã hội Trong kinh tế thị trường sự tồn tại hay phát triển của mỗi cá nhân mỗi nhóm xã hội là do chính bản thân họ quyết định. Trong quá trình cạnh tranh đó cạnh tranh bằng trí tuệ là sự cạnh tranh quyết liệt nhất và tạo ra sự phát triển bền vững nhất. Ai có trí tuệ sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển nhanh hơn bền vững hơn có cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm thu nhập nâng cao mức sống tốt hơn. Ai không có tri thức trí tuệ sẽ khó có công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao. Người có tri thức kinh nghiệm có tay nghề cao sẽ loại người có tay nghề thấp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN