tailieunhanh - Chiêm ngưỡng “Nấm đá” trong kiến trúc Phou Asa ở Lào

Trên một đỉnh đồi cao ở làng Kiet Ngong thuộc huyện Phatoumphone tỉnh Champasak, Lào, kiến trúc Phou Asa trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo về văn hoá ở vùng Nam Lào bởi lối xây thành trông giống như những cây nấm bằng đá khổng lồ vươn mình lên trời cao. Từ Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về văn hoá, tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào, mất khoảng một giờ rong ruổi trên tỉnh lộ 13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian, nơi. | Chiêm ngưỡng Nấm đá trong kiến trúc Phou Asa ở Lào cao. Trên một đỉnh đồi cao ở làng Kiet Ngong thuộc huyện Phatoumphone tỉnh Champasak Lào kiến trúc Phou Asa trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo về văn hoá ở vùng Nam Lào bởi lối xây thành trông giống như những cây nấm bằng đá khổng lồ vươn mình lên trời Từ Pakse thủ phủ của tỉnh Champasak nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về văn hoá tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào mất khoảng một giờ rong ruổi trên tỉnh lộ 13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian nơi có làng săn voi nổi tiếng nhất ở Lào là Kiet Ngong. Cũng là nơi kiến trúc cổ Phou Asa tọa lạc trong rừng già trên đỉnh một ngọn núi đá cao giữa rừng. Từ làng Kiet Ngong với khoảng một giờ đi bộ men theo đường mòn trong rừng sẽ đến một ngọn núi đá cao nổi bật lên giữa bốn bề rừng xanh. Và ở điểm cao nhất của ngọn núi là những trụ đá lớn tròn vành vạnh với kích cỡ từ hai đến ba người ôm được xếp lại từ vô vàn những phiến đá nhỏ có chiều cao 2 - 3m. Trên đỉnh của những trụ đá tròn ấy là một phiến đá sa thạch lớn hơn vòng tròn của trụ đá được xếp đè lên trên nhìn xa xa từng trụ đá thẳng hàng với chóp đỉnh bè bè trông như những cây nấm mọc lên từ núi đá. Kiến trúc Phou Asa gắn liền với yếu tố lịch sử đậm nét của những người nông dân vùng Champasak. Ngày xưa ở làng Kiet Ngong có một nhà sư tên là Sa được cử sang Siam Thái Lan bây giờ để học những kiến thức tân tiến. Sau nhiều năm nhà sư trở về làng và mang theo một chiếc gương ma thuật. Ông tụ tập dân làng lại và biểu diễn cho người làng xem sự kỳ diệu của chiếc gương. Nhà sư Sa bỏ một ít lá khô để ánh nắng trời phản chiếu qua gương khiến những lá khô bốc cháy khiến dân làng vô cùng kinh ngạc và thán phục và tin rằng nhà sư này là một vị Phật sống ông được mọi người kính trọng và cung tiến nhiều phẩm vật như hoa trầm hương đèn cầy. Vào thời điểm ấy dân làng thường phải chịu sức ép nặng nề về thuế khoá và bị bóc lột sức lao động từ những chúa đất tàn bạo. Nhà sư Sa quyết định tập hợp dân làng để chống lại những .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.