tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011

Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên "Ảnh hưởng của sở hữu bởi nhà quản trị lên cấu trúc vốn và thành quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 2007-2011" giúp tìm hiểu về tầm quan trọng và sự ảnh hướng của các nhà quản trọ lên cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp. | i TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Trên thế giới hình thức doanh nghiệp được quản lý bởi những người không phải là chủ sở hữu của nó đã không còn xa lạ. Gắn liền với hình thức này lý thuyết chi phí đại diện cùng với những khái niệm như cấu trúc sở hữu sở hữu cổ phần của nhà quản trị sở hữu cổ phần của các cổ đông chi phối bên ngoài sở hữu tập trung . và những tác động của chúng lên cấu trúc vốn thành quả hoạt động của doanh nghiệp cũng trở nên phổ biến và được quan tâm nhiều hơn. Khởi điểm là từ nghiên cứu của Berle và Means 1932 đề xuất những giả thiết đầu tiên về chi phí đại diện. Các tác giả đã tìm thấy rằng các nhà quản trị không có cổ phần hoặc nắm trong tay một tỷ lệ nhỏ cổ phần của một công ty và các cổ đông của công ty đó sẽ có xung đột với nhau trong việc tập trung làm tối đa hóa giá trị công ty. Cụ thể hơn có thể tin rằng các nhà quản trị không mấy quan tâm đến những mong muốn của các cổ đông mà chủ yếu là nghĩ đến lợi ích cá nhân họ thông qua các cơ chế lương thưởng phụ cấp phúc lợi và các nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác. Tuy nhiên theo Jensen và Meckling 1976 những chi phí khi nhà quản trị điều khiển công ty hướng theo những hành vi lệch khỏi mục tiêu tối đa hóa giá trị sẽ giảm xuống khi việc sở hữu cổ phần công ty của họ gia tăng. Cùng với sự tăng lên trong lượng cổ phần mà nhà quản trị nắm giữ lợi ích của họ dần dần gắn kết với lợi ích của các cổ đông và vì thế sẽ ít có khả năng hoang phí nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó giá trị thị trường sẽ tăng theo sự gia tăng sở hữu cổ phần của nhà quản trị. Nhưng sau đó Demsetz 1983 và Fama và Jensen 1983 đã chỉ ra các chi phí đi kèm với việc nhà quản trị nắm giữ lượng cổ phần đáng kể. Các tác giả này đã nêu rằng khi một nhà quản trị chỉ sở hữu một lượng cổ phần nhỏ kỷ luật của các thị trường1 vẫn có thể ép buộc họ hướng theo mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty. Ngược lại đến khi nhà quản trị kiểm soát được lượng cổ phần đáng kể họ sẽ có thể có đủ quyền biểu 1 Ví dụ như thị trường việc làm của nhà .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.