tailieunhanh - Công bằng xã hội với chính sách bảo trợ xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế - Nguyễn Hải Hữu

Bài viết "Công bằng xã hội với chính sách bảo trợ xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế" trình bày về quan niệm công bằng xã hội với chính sách bảo trợ xã hội, nội dung công bằng xã hội với chính sách bảo trợ xã hội, các chỉ số đánh giá công bằng xã hội với chính sách bảo trợ xã hội,. | Xã hội học số 1 - 2007 25 CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nguyễn Hải Hữu 1. Quan niệm về công bằng xã hội trong chính sách Bảo trợ xã hội Quan niệm về công bằng xã hội trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách Bảo trợ xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thế nào cho phù hợp và được đông đảo người dân chấp nhận đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để đưa ra được một quan niệm hợp lý trước hết cần thống nhất khái niệm về Bảo trợ xã hội. Hiện nay có khá nhiều quan niệm về Bảo trợ xã hội do các tổ chức Quốc tế như Ngân hàng thế giới WB Ngân hàng phát triển châu á ADB Cơ quan phát triển quốc tế Anh Quốc DFID Tổ chức Lao động quốc tế ILO . Hầu hết các tổ chức này đều đưa ra khái niệm Bảo trợ xã hội với nội hàm rất rộng tương tự như nội hàm về an sinh xã hội. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta Bảo trợ xã hội ở thường được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Bảo trợ xã hội theo nghĩa rộng nó có khái niệm nội hàm và vai trò giống như an sinh xã hội còn Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp truyền thống là hệ thống cơ chế chính sách và các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo vệ những đối tượng yếu thế thiệt thòi trong cuộc sống còn gọi chung là đối tượng xã hội ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp này không có đầy đủ chức năng phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro cho tất cả các thành viên trong xã hội. Độ bao phủ của nó chỉ giới hạn trong phạm vi các đối tượng xã hội chứ không phải hướng tới tất cả các thành viên trong xã hội và hoạt động của nó mang nặng tính bị động đối phó với rủi ro hơn là chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Dựa vào cách phân chia Bảo trợ xã hội theo nghĩa rộng và hẹp nêu trên trong phạm vi nghiên cứu của chủ đề này chúng tôi giới hạn Bảo trợ xã hội theo nghĩa hẹp và sử dụng khái niệm sau Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách chế độ hoạt động của chính quyền nhà nước các cấp và hoạt động của cộng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN