tailieunhanh - Giáo trình Địa lý kinh tế học: Phần 2 - TS. Nguyễn Đức Tuấn

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Địa lý kinh tế học" do TS. Nguyễn Đức Tuấn biên soạn, phần 2 trình bày các nội dung: Điều kiện kinh tế của lãnh thổ, điều kiện xã hội của lãnh thổ, thiên nhiên Việt Nam và các vùng kinh tế của Việt Nam. nội dung chi tiết. | CHƯƠNG IV ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA LÃNH THổ Mức độ phát triển kinh tế cùng với ngành kinh tế chủ đạo của lãnh thổ có vai trò rất quan trọng xác định hình thức và sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ đó. Bởi vì sự phát triển kinh tế cũng tuân theo một quy luật thường đúng cho cả giới tự nhiên và xã hội đó là quy luật Nước chảy vào chỗ trũng . Lãnh thổ có quy mô kinh tế lớn mạnh sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn so với các lẵnh thổ khác. Nghiên cứu các ngành kinh tế quy mộ và mức độ phát triển của chúng trong mối quan hệ với tự nhiên dân số và các yếu tô xã hội khác của lãnh thổ luôn phải là nhiệm vụ cơ bản của địa lý kinh tế. Sự phát triển kinh tế luôn bị ràng buộc và phụ thuộc vào tiềm năng vào cái vốh có của lãnh thổ. Nếu lành thổ là miền đất phù sa mầu mỡ hoặc bình nguyên đất đai phì nhiêu nhiều nước ngọt tạo khả năng tốt cho trồng trọt và chăn nuôi thì ắt hẳn lãnh thổ sẽ là vùng kinh tế nông nghiệp trù phú với mật độ dân cư vừa phải. Nếu lãnh thổ có nhiều cảng lại ở gần cửa sông lớn nước ngọt dồi dào địa thế thoáng rộng vững chãi hoặc nằm ở đầu mối giao thông thủy - bộ của các vùng lãnh thổ khác 151 nhau thì nơi đó sẽ biến thành trung tâm công nghiệp - đô thị - thương nghiệp sầm uất với mật độ dân số rất cao. Nêu lãnh thổ có khí hậu tốt phong cảnh đẹp có rừng nguyên sinh suối nước khoáng. ắt là nơi đây sẽ trở thành lãnh thổ nghỉ ngơi giải trí du lịch. Đương nhiên là vẫn có những lãnh thổ với sự phát triển nền kinh tế tổng hợp Nông nghiệp - Công nghiệp - Thương nghiệp - Dịch vụ. Vậy là sự phát triển kinh tế chịu sự chi phối của lãnh thổ mà nhờ đó có thể chia ra Lãnh thổ kinh tế nông nghiệp Lãnh thổ kinh tế công nghiệp Lãnh thổ kinh tế dịch vụ Nghiên cứu các lãnh thổ kinh tế nêu trên là nhiệm vụ của các môn học Địa lý nông nghiệp Địa lý công nghiệp Địa lý dịch vụ Thế giới hiện có khoảng 215 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia đều tồn tại như một thực thể sống và đều cần phải có bạch huyết cầu - đó là lực lượng quốc phòng sản xuất và buôn bán vũ khí tạo ra ngành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN