tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc người thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu lễ ăn trâu (đâm trâu) của một số tộc ngườii thiểu số ở Tây Nguyên phục vụ phát triển du lịch nhằm kết nối với nghi lễ đâm trâu và việc tổ chức lễ đâm trâu trong các lễ hội quan trọng của buôn làng Tây Nguyên, thực trạng khai thác Lễ đâm trâu hiện nay, tiến tới áp dụng một cách hiệu quả. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÌM HIÊU LỄ ĂN TRÂU ĐÂM TRÂU CỦA MỘT SỐ TỘC NGUỜI THIÊU SỐ Ở TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIÊN DU LỊCH Chủ nhiệm đề tài Trần Thị Thim Lớp VH1101 GV huớng dẫn Phạm Thị Hoàng Điệp Hải Phòng 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đen Tây Nguyên - mảnh đất cao nguyên miền Trung Việt Nam người ta nhớ ngay đến cái hào hùng của núi rùng qua tiếng cồng chiêng men say của rượu cần sắc hồng rực của ánh lửa và những điệu múa dập dìu của trai gái trước sân nhà Rông trong những đêm hội. Hàng năm cứ sau mỗi mùa rẫy bà con các tộc người thiểu số tại các buôn làng thuộc khu vực Trường Son - Tây Nguyên và một số vùng khác lại tổ chức lễ hội thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua làm ăn được mùa con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là nội dung và ý nghĩa của lễ Sa-rơ-pu ăn trâu mà người miền xuôi thường gọi là tết Thượng hay lễ Đâm Trâu được tổ chức từ tháng 12 cho đến tháng 3 âm lịch. Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng cây nêu thần là một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật mang tính tổng hợp cao xuất phát từ ý niệm mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc đã dần dần trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của các buôn làng Tây Nguyên như lễ hội mừng lúa mới mừng nhà rông mừng được mùa. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống thể hiện rõ yếu tố cộng đồng tình yêu thiên nhiên sự ngưỡng vọng thần linh được gắn kết với nhau chặt chẽ là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên. Nhiều loại hình dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này như âm nhạc sân khấu múa hát múa kiếm nghệ thuật tạo hình. Với những nét đặc sắc như trên có thể coi Lễ ăn trâu Lễ đâm trâu là một trong những tài nguyên văn hóa có giá trị cần được tìm hiểu một cách hệ thống và đưa vào khai thác hiệu quả trong du lịch góp phần phát triển du lịch văn hóa ở Tây Nguyên. Đó cũng là lý do chính để người viết lựa chọn đề tài Tìm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.