tailieunhanh - Giáo trình Di truyền học: Phần 1 - NXB Đại học Huế
Giáo trình Di truyền học do ThS. Hoàng Trọng Phán làm chủ biên có cấu trúc gồm phần mở đầu và 12 chương bao quát các kiến thức đại cương của một giáo trình Di truyền học. Mời các bạn cùng tìm hiểu các kiến thức của di truyền học cổ điển qua phần 1 cuốn sách. | HOÀNG TRỌNG PHÁN chủ biên TRƯƠNG THỊ Bích phượng TRÀN QUỐC DUNG NHÀ XUẤT BÁN ĐẠI HỌC HUẾ 11 Lời nói đầu Đến nay di truyền học ra đời chỉ mới hơn một trăm năm song nó đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Đặc biệt là trong vòng 50 năm lại đây kể từ ngày James Watson và Francis Crick khám phá ra cấu trúc phân tử DNA 25 4 1953. Sự hoàn thành việc giải mã di truyền bởi hai nhóm nghiên cứu của Marshall Nirenberg và Har Gobind Khorana vào tháng 6 năm 1966 và sự ra đời của Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ DNA tái tổ hợp vào giữa thập niên 1970 là hai sự kiện nổi bật nhất kể từ sau khi sinh học phân tử ra đời. Kế đó sự hoàn tất của Dự án Bộ gene Người vào tháng 4 năm 2003 được xem là một trong những kỳ công thám hiểm vĩ đại nhất của loài người. Lần đầu tiên con người có thể đọc được một cách đầy đủ toàn bộ trình tự cặp base trong bộ gene của mình. Tất cả những sự kiện nổi bật này minh chứng một điều rằng Sự phát triển cùng với những thành tựu đạt được của di truyền học trong thời gian qua quả là vô cùng to lớn Để góp phần đổi mới nội dung giáo trình Di truyền học theo hướng cập nhật kiến thức cũng như phương pháp dạy và học bộ môn ở bậc Đại học chúng tôi đã tham cứu nhiều tài liệu khác nhau và nỗ lực biên soạn giáo trình trên tinh thần ấy. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên và cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên Sinh học các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Nội dung giáo trình gồm phần Mở đầu cộng với 12 chương bao quát các kiến thức đại cương của một giáo trình Di truyền học. Các chương 14 đề cập chủ yếu nội dung thuộc Di truyền học cổ điển các chương 5-10 tập trung vào phần Di truyền học phân tử và chương 12 được xem là phần nhập môn của Di truyền học quần thể còn chương 11 là sự kết hợp giữa các kiến thức di truyền cổ điển và hiện đại trên đối tượng là con người. Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi và Bài
đang nạp các trang xem trước