tailieunhanh - Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp: Phần 2 - ĐH kinh tế Quốc Dân

Giáo trình Kỹ thuật nông nghiệp phần 2 cung cấp cho sinh viên các kỹ năng kiến thức về thâm canh nông nghiệp, kinh tế học cung cầu và sự cân bằng thị trường nông sản, thị trường và phân tích thị trường nông nghiệp, thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp, quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp, kinh tế sản xuất ngành trồng trọt - chăn nuôi. | Thâm canh nông nghiệp Thâm canh nông nghiệp Bản chất của thâm canh nông nghiệp Tái sản mở rộng trong nông nghiệp có thể được thực hiện theo hai phương thức quảng canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này đã chỉ rõ Tái sản xuất mở rộng được thực hiện quảng canh nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và thâm canh nếu sử dụng hiệu quả hơn các tư liệu sản xuất 1 . Như vậy quảng canh là phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém trình độ kỹ thuật lạc hậu chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn đó là sự tăng sản lượng nông sản dựa trên cơ sở mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi. Ngược lại thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỷ phương thức quảng canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế thậm chí đến nửa đầu thế kỷ XX nông nghiệp trên hành tinh này chủ yếu được tiến hành bằng phương thức quảng canh. Sản lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510 triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn năm 1950 trong đó chủ yếu là do mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu cùng thời gian tương ứng nghĩa là diện tích tăng 41 76 trong lúc đó năng suất tăng 5 68 . Với sự phát triển của xã hội nhu cầu đòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn nhưng khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế con người phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh tác thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Theo phương thức đó đến giai đoạn nhất định của lịch sử thâm canh có ý nghĩa to lớn và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của nông nghiệp. Nửa sau của thế kỳ XX sản xuất lương thực không thể dựa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN