tailieunhanh - Giáo án bài Vẽ tranh về đề tài sinh hoạt - Mỹ thuật 4 - GV.Trần Mai Anh
Thông qua bài Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt giúp học sinh biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em (đi học, làm việc nhà giúp gia đình .). Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. | Giáo án Mỹ thuật 4 BÀI 12: Vẽ tranh ĐỀ TÀI SINH HOẠT I- MỤC TIÊU: - Học sinh biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em (đi học, làm việc nhà giúp gia đình .). - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. - Học sinh có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. II- CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: - Một số của hoạ sĩ về đề tài sinh hoạt. - Một số tranh của học sinh về đề tài sinh hoạt gia đình. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên có thể chia nhóm để học sinh trao đổi về nội dung đề tài. - Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị: + Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết? + Em thích bức tranh nào? Vì sao? + Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường? - Sau 10 - 12 phút thảo luận yêu cầu các nhóm trưởng trình bày ý kiến của nhóm mình. - Giáo viên tóm tắt và bổ sung. - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau để nội dung rõ và phong phú. - Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động. - Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt. + Giáo viên cho xem các bức tranh vẽ về đề tài sinh hoạt của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành: + Yêu cầu: + Tìm chọn nội dung đề tài + Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài. - Gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí: + Sắp xếp hình ảnh (phù hợp với tờ giấy, rõ nội dung); + Hình vẽ (thể hiện được các dáng hoạt động); + Màu sắc (tươi vui); + Học sinh xếp loại tranh theo cảm nhận riêng (Tranh nào đẹp, chưa đẹp? Tại sao?). * Dặn dò: Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước.
đang nạp các trang xem trước