tailieunhanh - Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 8: Luật lao động

Luật lao động là tổng hợp những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Nội dung chương 7 sẽ giúp các bạn nắm vững hơn. | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TS. Lê Minh Toàn Điện thoại/E-mail: toanlm@ Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1 Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009 CHƯƠNG VIII LUẬT LAO ĐỘNG I. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm Luật lao động là tổng hợp những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động - Nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tự do thuê mướn lao động; - Nguyên tắc trả lương hoặc trả công theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc; - Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao động toàn diện; - Nguyên tắc được nghỉ ngơi theo chế độ có hưởng lương; - Nguyên tắc được hưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác; - Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do liên kết và lập hội của người lao động và của người sử dụng lao động. * Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Người lao động có các quyền sau: được trả công theo số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động; được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong các điều kiện an toàn về tính mạng và sức khoẻ; nghỉ ngơi theo quy định của nhà nước mà vẫn hưởng đủ lương; được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; được hưởng các phúc lợi tập thể và các quyền lợi khác; được quyền đình công theo quy định của pháp luật; quyền ra nhập, thành lập, hoạt động công đoàn. Người lao động có các nghĩa vụ sau: làm tròn trách nhiệm theo đúng hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký; chấp hành nội quy lao động và kỷ luật lao động; tuân thủ sự quản lý và điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. * Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động có các quyền sau: tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh; khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động; cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước lao động . | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Giảng viên: TS. Lê Minh Toàn Điện thoại/E-mail: toanlm@ Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1 Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009 CHƯƠNG VIII LUẬT LAO ĐỘNG I. KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm Luật lao động là tổng hợp những quy phạm do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động - Nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tự do thuê mướn lao động; - Nguyên tắc trả lương hoặc trả công theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc; - Nguyên tắc thực hiện bảo hộ lao động toàn diện; - Nguyên tắc được nghỉ ngơi theo chế độ có hưởng lương; - Nguyên tắc được hưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác; - Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do liên kết và lập hội của người lao động và của người sử dụng lao động. * .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.