tailieunhanh - Gốm Bát Tràng trong văn hóa Thăng Long

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết: Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc, “làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa”. Nước Tàu có nghề làm gốm men nổi tiếng lại nhận gốm men Bát Tràng? | Gốm Bát Tràng trong văn hóa Thăng Long Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho biết Trong số đồ cống nạp phong kiến phương Bắc làng Bát Tràng phải cung ứng 70 bộ bát đĩa . Nước Tàu có nghề làm gốm men nổi tiếng lại nhận gốm men Bát Tràng Tài hoa bàn tay thợ gốm Bát Tràng Vào những ngày Thăng Long - Hà Nội gần nghìn tuổi làng nghề bên sông Hồng vẫn ngày ngày nung gốm. Từ thời Trần - Lê Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm trước thuộc tỉnh Bắc Ninh từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Căn cứ theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi soạn vào giữa thế kỷ XV thì tên gọi Bát Tràng chắc chắn đã từ thời Lê sơ. Một nguồn khác sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép vụ lụt lội xảy ra vào năm 1352 Nước sông lớn tràn lan vỡ đê Bát - Khối. . Đê Bát- Khối chính là đê Bát Tràng và Cự Khối đều thuộc địa phận huyện Gia Lâm. Sử cũ cũng chép năm 1376 vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân đi qua bến sông xã Bát . Theo học giả Đào Duy Anh xã Bát chính là xã Bát Tràng. Như vậy từ nửa sau thế kỷ XIV đã xuất hiện tên gọi xã Bát trong đơn vị hành chính. Quá trình thành lập làng xã Bát Tràng dường như liên quan đến sự tụ cư và chuyển cư được diễn ra qua một thời gian khá dài. Tương truyền chuyển cư tới đây đầu tiên chính là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng Trường từ trường Vĩnh Ninh Thanh Hoá - nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử. Tiếp đó là dân làng Bồ Bát Bồ Xuyên Bạch Bát thuộc Ninh Bình. Các cụ già truyền lại rằng lúc đầu có 5 cụ thuộc các dòng họ Lê Trần Vưng Phạm Nguyễn đem gia quyến đến vùng có 72 gò đất trắng này lập nghiệp. Họ sống quần tụ với những người dòng họ Nguyễn Ninh Tràng lập thành phường sản xuất gốm gọi là Bạch thổ phường. Nghề gốm ngày một phát triển số gia đình ở Bồ Bát kéo ra ngày một đông nhiều nhất là vào giai đoạn Lê Trung Hưng. Tới lúc ấy ở Bát Tràng đã có 20 dòng họ khác nhau. Đình Bát Tràng hiện còn giữ đôi câu đối ghi dấu việc chuyển cư này Phiên âm Bồ di thủ nghệ khai đình vũ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN