tailieunhanh - Một số họa tiết trang trí hoa sen tiêu biểu của thời Lý – Trần

Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Hầu như ở thời nào đề tài này cũng có trong các đồ án trang trí nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hoá cộng đồng. Họa tiết hoa sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng, đẹp đẽ và cao quý cho các đồ án trang trí. Nó xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử mỹ thuật ở những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ | Một số họa tiết trang trí hoa sen tiêu biểu thời Lý - Trần Ở Việt Nam đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Hầu như ở thời nào đề tài này cũng có trong các đồ án trang trí nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hoá cộng đồng. Họa tiết hoa sen được khai thác thể hiện dưới nhiều bố cục khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng đẹp đẽ và cao quý cho các đồ án trang trí. Nó xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử mỹ thuật ở những công trình kiến trúc điêu khắc hội hoạ. Trong khuôn khổ bài viết này người viết chỉ xin đưa ra một vài nhận xét mang tính nghiên cứu của mình về hoạ tiết hoa sen trong Mỹ thuật Việt thuộc giai đoạn đầu của thời độc lập quân chủ Lý - Trần. 1. Họa tiết hoa sen ở bệ đỡ chân cột để bảo vệ chân cột gỗ khỏi bị ẩm thấp và chống mối mọt ở các chùa cổ Việt Nam. Thời Lý hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn theo kiểu nhìn chính diện từ trên xuống. Hoa bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới. Đáng chú ý nữa là lòng của các cánh sen thời Lý được chạm thêm đôi rồng dâng chầu ngọc quý. Nét chạm tỉ mỉ tinh tế tôn vẻ cao quý của cánh sen. Các nghệ nhân đã trang trí các cánh sen viền quanh tạo cảm giác như toàn bộ ngôi chùa được dựng trên các đoá hoa sen. Tác giả bên bệ đỡ chân cột thời Lý ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh Hậu Lộc - Thanh Hoá Họa tiết hoa sen đỡ chân cột thời Trần có nhiều trên các tảng đá kê chân cột như ở thời Lý. Số lượng cánh và bố cục giống thời Lý. Nhưng các họa tiết trong lòng các cánh sen thời Lý thường có các hình rồng còn thời Trần thì hoàn toàn không có. Người thợ chạm bệ đá thời Trần thường chỉ đục thêm một đường gờ chìm viền theo các cánh sen 2. Họa tiết hoa sen đỡ các vật thiêng Thời Lý họa tiết này thường đỡ chân chim phượng trong các đồ án phượng múa ở các thành bậc chùa Bà Tấm chùa Lạng hoặc phượng chầu ở trán bia chùa Diên Phúc Hưng Yên . Các vật thiêng có hình lá đề trong các đồ án về dàn nhạc các tiên nữ và rồng chầu ở chùa Phật Tích và chùa Chương Sơn . .Họa tiết này được thể hiện theo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.