tailieunhanh - Tranh Dân gian Đông Hồ
Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng 40 km về phía đông, xưa gọi là Đông Mại (hay Mái) thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc (nay là làng Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc). Đông Hồ có truyền thống nghệ thuật lâu đời. Thuộc đất cũ làng ven sông nay còn lại vài tấm bia đá trên nền chùa cổ. Bịa dựng từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16), cho ta ước đoán tuổi làng. Trên trán tấm bia "Đô Hồ Tự Bi", khắc năm 1680, có chạm trong hình mặt. | Tranh Dân gian Đông Hồ Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống cách Hà Nội chừng 40 km về phía đông xưa gọi là Đông Mại hay Mái thuộc tổng Hồ huyện Siêu Loại trấn Kinh Bắc nay là làng Song Hồ huyện Thuận Thành Hà Bắc . Đông Hồ có truyền thống nghệ thuật lâu đời. Thuộc đất cũ làng ven sông nay còn lại vài tấm bia đá trên nền chùa cổ . Bịa dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ 16 cho ta ước đoán tuổi làng. Trên trán tấm bia Đô Hồ Tự Bi khắc năm 1680 có chạm trong hình mặt nguyệt một đôi chuột đang giã gạo. Vì chuột cũng là đề tài quen thuộc trong nghệ thuật dân gian ta có ít nhiều căn cứ để suy rằng Đông Hồ đã từng có nghề vẽ tranh dân gian và tranh có liên hệ tới ngôi chùa. Ngày nay nghề in tranh khắc gỗ ở Đông Hồ không còn nhộn nhịp như xưa tuy vây nhiều gia đình ở đây vẫn còn giữ được hàng trăm ván khắc cổ coi là của gia bảo và hàng năm vẫn đem ra in lại thành những tranh mới khi có khách đặt hàng. Tranh Đông Hồ in bằng tay trên bản gỗ khắc nổi. mỗi màu in có ván khắc riêng ngoại lệ cũng có tranh tô màu phẩm bằng tay . Giấy in là giấy dó thường phủ một lớp phấn điệp hơi óng ánh rất độc đáo. Màu mực in chế từ những nguyên liệu cây cỏ đất đá dễ kiếm quanh vùng đen chế từ than lá tre khô màu vàng từ hoa hoè hay quả dành dành xanh lam chiết từ lá chàm đỏ tươi là bột son còn trắng thì dùng vỏ trai sò nghiền mịn. Tranh Đông Hồ chỉ bán trong dịp Tết Nguyên Đán cho nên cả hình thức nét vẽ màu sắc lẫn nội dung đều hợp tiết xuân và phản ảnh khát vọng dân gian được sống phong lưu sung túc. Đây là một loại hình nghệ thuật mang bản sắc dân tộc đâm đà có truyền thống sản xuất và thưởng thức hàng mấy trăm năm. Đi tìm vị thế mới cho tranh Đông Hồ Sẽ có một ngày tranh Đông Hồ lại rực rỡ trên tường nhà mọi gia đình đón Tết trong tay các em bé như một món quà thông dụng. và tôi có thể ngồi vẽ những bức tranh Đông Hồ hiện đại. . Đó là mơ ước của họa sĩ Nguyễn Đăng Khoa hậu duệ của một dòng họ nổi tiếng trong dòng tranh Đông Hồ Trong thời kỳ cực thịnh của mình những năm đầu thế kỷ trước đến 1930 tranh
đang nạp các trang xem trước