tailieunhanh - Chương 5: Phân tích động lực học
Trong hầu hết các thiết kế kỹ thuật, phân tích động lực học thường là yêu cầu bắt buộc nhằm khảo sát chuyển động của mô hình khi kể đến ảnh hưởng của các lực tác dụng. Đồng thời xác định các lực tạo ra chuyển động cho cơ cấu và các lực tác dụng lên các chi tiết, bộ phận của cơ cấu. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung tài liệu chương 5 "Phân tích động lực học" dưới đây. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ĐỘNG LựC HỌC . Giới thiệu Trong hầu hết các thiết ke kỹ thuật phân tích động lực học thường là yêu cầu bắt buộc nhằm khảo sát chuyển động của mô hình khi kể đen ảnh hưởng của các lực tác dụng . Đồng thời xác định các lực tạo ra chuyển động cho cơ cấu và các lực tác dụng lên các chi tiết bộ phận của cơ cấu . Các kết quả phân tích động lực học được dùng làm tiền đề cho việc xác định các ứng sử cơ học của mô hình . Quá trình phân tích động lực học thường phức tạp và khó khăn bởi nó yêu cần xác định đầy đủ và chính xác các lực tác dụng lên mô hình. Tuy nhiên với công cụ Dynamic Simulation các phần mềm CAD cho phép người dùng dễ dàng mô phỏng chuyển động và phân tích động lực học các mô hình thiết kế. Trong môi trường mô phỏng động lực học - Dynamic Simulation quá trình mô phỏng được xây dựng dựa vào các hàm chuyển động như vị trí vận tốc và gia tốc theo thời gian khi kể đen ảnh hưởng của các ngọai l ực. Đồng thời với chức năng mô phỏng hoạt động của mô hình lắp ráp cơ cấu sẽ được mô phỏng một cách chính xác giống với hoạt động của mô hình thực. Các kết quả phân tích bao gồm quy luật chuyển động của các bộ phận trong cơ cấu phản lực tác dụng tại các liên kết động và các lực dẫn động của mô hình có thể hiển thị tại bất cứ thời điểm nào. Vì vậy mô phỏng động lực học làm giảm thiểu việc che tạo mẫu thử vốn tốn rất nhiều chi phí đồng thời nó cũng giúp người thiết ke có the khảo sát được các lựa chọn thiết ke nhằm nâng cao hiệu quả thiế t ke. Đe quá trình mô phỏng và phân tích động học cũng như động lực học các mô hình lắp ráp trở nên đơn giản hơn môi trường Dynamic Simulation giả thiết rằng các khối rắn là vật rắn tuyệt đối cứng có các đặc trưng hình học như khối tâm mô men quán tính và chuyển động được biểu diễn bang sáu bậc tự do tương đối. Trong môi trường Dynamic Simulation một mô hình mô phỏng động lực học thường được tạo ra theo trình tự sau Bước 1 Chuẩn bị mô hình Bước 2 Tạo liên kết động Bước 3 Khai báo ngoại lực Bước 4 Mô phỏng và phân tích .
đang nạp các trang xem trước