tailieunhanh - Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa

Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật thư (viết chữ) và hoạ (tranh thuỷ mặc), ấn chương càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ví một bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một phần trong cái hồn của bức thư hoạ, bức thư hoạ chưa có ấn chương sẽ gây cho người ta cảm giác chống chếnh, chưa hoàn thành. Đặt đúng vị trí, ấn. | Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật thư viết chữ và hoạ tranh thuỷ mặc ấn chương càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ví một bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một phần trong cái hồn của bức thư hoạ bức thư hoạ chưa có ấn chương sẽ gây cho người ta cảm giác chống chếnh chưa hoàn thành. Đặt đúng vị trí ấn chương sẽ làm tăng giá trị cho bức thư hoạ ngược lại sẽ làm hỏng nó. Ấn chương kết hợp với thư hoạ bổ sung hỗ trợ cho nhau trở thành một chỉnh thể gọi là Kim thạch thư hoạ cộng nhất thể . Sở dĩ nói như vậy là vì ấn chương thường được làm bằng kim loại trong đó chủ yếu là vàng bạc đồng hoặc đá quý. Ngoài ra còn có thể làm ấn bằng ngà gỗ quý . Vật liệu làm ấn qua quá trình lịch sử cũng có những thay đổi nhất định. Dưới thời Tống nhiều hoạ gia thư pháp gia kiêm làm nghề kim hoàn nên ấn được đúc bằng vàng bạc và đá quý là chính. Đến thời Minh Thanh thì ấn lại hầu hết được làm bằng ngọc hoặc đá quý mà ít đúc bằng kim loại . Các trang trí trên ấn cũng được chạm khắc hết sức cầu kỳ đa dạng trong khuôn khổ bài viết này khó có thể nói hết được người viết chỉ xin đi sâu vào phần mặt ấn là phần lưu dấu lại trên các tác phẩm thư hoạ mà thôi. Xét về hình dạng mặt ấn có rất nhiều hình dạng khác nhau trong đó phần lớn là hình vuông hình chữ nhật hình tròn. Ngoài ra mặt ấn chương còn có hình bầu dục hình bán nguyệt hình quạt hoặc đa giác . Một số ấn chương giữ nguyên theo hình dạng của viên đá được gọi là tuỳ hình chương. Đặc biệt một số ấn chương có hình bầu dục hoặc chữ nhật được chia làm hai phần nửa trên khắc họ nửa dưới khắc tên của tác giả thường là một nửa âm văn nửa kia dương văn thì được gọi là liên châu ấn. Nội dung ấn văn khắc trên mặt ấn có thể được khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm ấn chương khi in ra có nét chữ trắng trên nền đỏ được gọi là bạch văn hay âm văn. Khắc nổi ấn chương khi in ra sẽ