tailieunhanh - Nghệ thuật gốm Việt Nam : quá khứ và hiện tại
Hàng ngàn năm nghề: Không phải vô cớ mà tên làng gốm nổi danh đã đi vào ca dao và gắn bó với mỗi người Việt Nam. Là quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái nôi của nghề gốm thế giới, Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm gần một vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian, gốm Việt Nam vẫn luôn mang trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn. | Nghệ thuật gốm Việt Nam quá khứ và hiện tại Hàng ngàn năm nghề Không phải vô cớ mà tên làng gốm nổi danh đã đi vào ca dao và gắn bó với mỗi người Việt Nam. Là quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái nôi của nghề gốm thế giới Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm gần một vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian gốm Việt Nam vẫn luôn mang trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt không thể lẫn khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ của Trung Hoa Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn là những nguyên liệu thô sơ truyền thống là đất nước và lửa nhưng nhờ tài hoa của người thợ và tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu tưởng chừng câm lặng ấy luôn có tiếng nói riêng dù chúng được làm ở dạng đất nung sành nâu sành xốp sành trắng hay đồ sứ. Từ cuối văn hoá Hoà Bình đến đầu văn hoá Bắc Sơn cách ngày nay gần một vạn năm tổ tiên người Việt đã biết lấy thứ đất dày thô có pha cát hoặc bã động vật. để tự tay mình nặn những đồ đựng đồ đun nấu và sau khi nung qua lửa chúng trở thành những vật dụng thiết thân nhất cho cuộc sống. Rồi làm nhiều thành quen từ những vật dụng đơn giản ấy người Việt đã ngày càng trở nên thuần thục trong việc tạo nên các sản phẩm gốm có độ tinh xảo hơn mang cả bản sắc của từng nền văn hoá riêng biệt như văn hoá Phùng Nguyên Đồng Đậu Gò Mun thuộc Bắc Bộ Đông Sơn Sa Huỳnh ở Trung Bộ hay Cầu Sắt Óc Eo ở Nam Bộ. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ IX Việt Nam rơi vào thời kỳ thống trị của phong kiến phư-ơng Bắc nghề gốm của người Việt vừa tiếp tục phát triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền vừa tiếp thu những tinh hoa của nghề gốm Trung Hoa. Những trung tâm gốm được hình thành và phát triển ở Thanh Hóa với gốm đất trắng ở Bắc Ninh với gốm nâu và ở cả vùng vương quốc Chăm-pa với đồ đất nung đã tạo nên sự đa dạng phong phú đặc biệt. Người Việt thời kỳ này cũng đã sáng tạo thêm chất liệu mới là sành xốp sử dụng đất sét trắng không men hoặc được phủ men đồ sành nâu và chủng loại gốm kiến trúc. Gốm sứ Việt và tâm hồn Việt Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ .
đang nạp các trang xem trước