tailieunhanh - Bài giảng Thống kê kinh doanh: Phần 1

Cấu trúc cuốn tập bài giảng Thống kê kinh doanh gồm có 7 chương, và sau đây là phần 1 của bài giảng trình bày nội dung kiến thức trong 4 chương đầu: chương 1 những vấn đề cơ bản của thống kê kinh doanh, chương 2 thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chương 3 thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, chương 4 thống kê lao động trong doanh nghiệp. | Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ KINH DOANH Mục tiêu Sau khi học xong chương này sinh viên sẽ - Hiểu được khái quát về thống kê doanh nghiệp. - Hiểu được định nghĩa chức năng phương pháp luận môn học. - Hiểu đối tượng và nhiệm vụ của môn học thống kê doanh nghiệp. - Hiểu khái niệm cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. . KHÁI QUÁT VỀ THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Từ thập niên 90 của thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất của nhà nước chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ. Nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và phải có lãi. Doanh nghiệp phải đảm bảo tự thu tự chi tự phát triển tự chịu trách nhiệm và tự quyết định các vấn đề về mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải năng động và sáng tạo hơn sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Do đó các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến diễn biến của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đạt được. Các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Trên cơ sở đó doanh nghiệp mới phân tích đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy nắm bắt đầy đủ chính xác kịp thời mọi diễn biến của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng là vấn đề không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua số liệu thống kê kết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN