tailieunhanh - Tìm hiểu DI SẢN NGHỆ THUẬT CHĂM

Cách đây mười năm (1999), khu thánh địa của người Chăm ở Mỹ Sơn, thuộc tỉnh Quảng Nam, đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Sự kiện này, ngoài những lợi ích cụ thể về mặt kinh tế địa phương và du lịch ra, còn có một ý nghĩa quan trọng khác, đứng về mặt văn hoá, nghệ thuật. Đó là : những di sản văn hoá, nghệ thuật của người xưa để lại không phải là của riêng của một quốc gia, một dân tộc, hay một cộng đồng văn hoá nào, mà là của. | DI SẢN NGHỆ THUẬT CHĂM Cách đây mười năm 1999 khu thánh địa của người Chăm ở Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Sự kiện này ngoài những lợi ích cụ thể về mặt kinh tế địa phương và du lịch ra còn có một ý nghĩa quan trọng khác đứng về mặt văn hoá nghệ thuật. Đó là những di sản văn hoá nghệ thuật của người xưa để lại không phải là của riêng của một quốc gia một dân tộc hay một cộng đồng văn hoá nào mà là của chung của nhân loại do những giá trị nhân bản phổ biến của chúng. Người ta có thể đặt câu hỏi thế còn những khu di tích lịch sử và nghệ thuật khác của người Chăm thì sao Bởi chúng cũng đáng được chiêm ngưỡng và đáng được bảo tồn lắm chứ Đồng Dương Trà Kiệu Chánh Lộ Tháp Bánh Ít Tháp Mắm Hoà Lai Po Nagar Po Klaung Garai . Nếu UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn thì lẽ ra cũng nên công nhận cả những di tích này một thể nếu thật sự muốn bảo tồn một di sản nghệ thuật quý báu của nhân loại. Bởi những dấu tích văn hoá nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân loại. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử thấy được những nét nhân bản hay không nhân bản trong một nền văn hoá nghệ thuật và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến mà con người dù ở thời đại nào thuộc nền văn hoá nào cũng đều có thể cảm thụ được. Tượng thần ở Đồng Dương Quảng Nam thế kỷ X Nụ cười an nhiên bình thản trên tượng thần Siva ở Tháp Bánh Ít của người Chăm thế kỷ XI Bình Định hoặc trên tượng vua Jayavarman VII ở Kompong Svay của người Khơ-me phong cách Bayon thế kỷ XII Cam-pu-chia có thể tìm thấy lại được trên nụ cười của bà hoàng hậu Ai Cập ở một bức phù điêu cách đây 3100 năm hoặc nữa trên bức hoạ La Joconde nổi tiếng của Leonardo da Vinci thời Phục Hưng Ý đầu thế kỷ XVI . Phải chăng cái đẹp của tâm hồn của tình cảm con người của đức tin toát ra từ những nụ cười ấy thông qua một ngôn ngữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN