tailieunhanh - Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar

Bà Thiên Y A Na Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar (Tháp Po Nagar), tức đền tháp thờ thần Po Nagar (tiếng Chăm là Yan Po Nagar). Thật ra Po Nagar không phải là một vị thần Ấn giáo, mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương Quốc (646-653). Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương quốc phồn thịnh (lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc), theo tập tục tín ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về. | Thiên Y A Na và Tháp Bà - Po Nagar Bà Thiên Y A Na Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar Tháp Po Nagar tức đền tháp thờ thần Po Nagar tiếng Chăm là Yan Po Nagar . Thật ra Po Nagar không phải là một vị thần Ân giáo mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương Quốc 646-653 . Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương quốc phồn thịnh lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc theo tập tục tín ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về đất đai và nông nghiệp hay Bà Mẹ Xứ Sở. Danh tính này được bác sĩ Trần Văn Ký thừa nhận Trên các bia ký lưu lại ở tháp nếu ghi bằng chữ Phạn cổ thì tên của Bà là Bhagavati Kautharesvati và ghi bằng chữ Chàm thì gọi đầy đủ là Yang Po Inư Nagar theo đó thì Yang là Thần Pô là tôn kính là ngài Inư là Mẫu là mẹ và Nagar xứ sở đất nước. Tháp Bà Nha Trang và Lược Sử Chiêm Thành Khi người Việt chiếm đất Chiêm Thành nữ thần này được thừa nhận tương tự như Chúa Nguyễn Hoàng thừa nhận Bà Thiên Mụ ở Huế vậy. Từ đó Nữ thần có thêm tên là Y A Na trại từ Po Nagar và theo tập quán thời Nguyễn vua sắc phong thêm chữ Thiên nên gọi là Thiên Y A Na. Bà Đen - Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi Tượng thờ ở Tháp Bà Po Nagar - Nha Trang Thần tích của Nữ thần theo thời gian được Việt hóa đến năm 1856 Phan Thanh Giản cho khắc một bia đá được dựng ở tháp toàn văn bài bia Tháp cổ Thiên Y đã được chép lại vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí đại ý bài văn như sau Xưa trong vùng Đại Điền có hai vợ chồng già trồng dưa hấu sinh sống. Khi dưa chín thì về đêm cứ bị phá trộm. Ông lão rình và thấy một cô gái mới lớn dùng dưa để đùa giỡn dưới trăng. Ông lão vặn hỏi thì biết là trẻ mồ côi bèn đem về làm con nuôi và hai vợ chồng rất thương yêu cô gái. Một ngày mưa lụt lớn nhớ chốn cũ ở Tam thần Sơn cô nhập vào một khúc gổ kỳ nam đang trôi về phương bắc. Dân phương bắc thấy gỗ thơm trôi giạt đua nhau gắng sức kéo về nhưng không nổi. Thái tử đang ở tuổi 20 con của vua cai trị nghe tin liền tìm đến bãi biển và lạ thay một mình khuân được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN