tailieunhanh - TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA

1. Mở đầu: Ấn Độ giáo du nhập vào Champa từ lâu đời. Bia ký đầu tiên tìm thấy tại vùng đất Panturankar (Quảng Nam-Đà Nẳng) là bia Bvadravacmani (thế kỷ IV) xác định sự ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo Ấn Độ vào vùng đất này. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hoá cũng chính là quá trình bản địa hoá (Champa hoá) các yếu tố văn hoá ngoại lai để hình thành nên văn hoá Chăm đặc sắc, mang đậm dấu ấn bản địa. Đặc biệt Ấn Độ giáo khi vào Champa đã bị biến thành một. | TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA 1. Mở đầu Ân Độ giáo du nhập vào Champa từ lâu đời. Bia ký đầu tiên tìm thấy tại vùng đất Panturankar Quảng Nam-Đà Nẳng là bia Bvadravacmani thế kỷ IV xác định sự ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo Ân Độ vào vùng đất này. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hoá cũng chính là quá trình bản địa hoá Champa hoá các yếu tố văn hoá ngoại lai để hình thành nên văn hoá Chăm đặc sắc mang đậm dấu ấn bản địa. Đặc biệt Ân Độ giáo khi vào Champa đã bị biến thành một loại tôn giáo riêng theo quan niệm của người Chăm. Các vị thần cũng được gọi bằng những tên Chăm thần Civa thần Huỷ Diệt được gọi là thần Pônintri thần Vishnu thần Bảo Tồn - thần Pôpachơn thần Brahma thần Sáng Tạo - thần Pôdêpadrơn. Trong đó thần Civa được người Chăm đề cao và được coi là vị thần linh tối cao. Vai trò của vị thần này được phản ánh đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa. Năm 1866 De la Grandière toàn quyền Đông Dương cho thu thập những cổ vật của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Hội Nghiên cứu Đông Dương Societe des Etudes Indochinoises thành lập năm 1885 tập trung nhiều nhà nghiên cứu người Pháp quan tâm đến các vấn đề Đông Dương và Viễn Đông. Nhưng việc nghiên cứu điêu khắc đá Champa chỉ được bắt đầu từ năm 1889 khi mà hai nhà nghiên cứu người Pháp là và Bergaine tiến hành khảo cứu và dịch các minh văn khắc trên các bia đá Champa. Nhiều năm sau đó các học giả Pháp bắt đầu tập trung nghiên cứu Champa một cách toàn diện không chỉ về văn hoá nghệ thuật mà cả về lịch sử. Trong những thập niên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 người Pháp đã xây dựng một đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu khá đồng bộ đứng đầu là giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ và kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học cùng với các nhà nghiên cứu khác như . với hàng loạt công trình đăng tải trên tạp san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Bulletin de É cole Francaise d Extrême Orient . Có thể kể một

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN