tailieunhanh - Kiến thức lớp 10 "Đại cáo bình Ngô" - Nguyễn Trãi –giá trị văn chương

Đã nhiều thập kỷ nay, Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương trình dạy-học môn Văn (sau gọi là môn Ngữ văn) ở cấp cuối trường phổ thông. | Kiến thức lớp 10 Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi -phần8 Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo Đã nhiều thập kỷ nay Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương trình dạy-học môn Văn sau gọi là môn Ngữ văn ở cấp cuối trường phổ thông. Thường thì người ta cứ mặc nhiên dạy- học nó như một văn bản văn chương mà không mấy người đặt ra vấn đề phải chăng nội dung dạy- học đó phù hợp với tính chất môn học hay đã lấn sân sang môn học khác môn Lịch sử chẳng hạn và cùng với điều đó lại có thể bỏ sót một số giá trị văn chương nào đó bởi trước tác này mang tính chất nguyên hợp không chỉ là văn sử bất phân mà ngay ở phần văn cũng là tổng hoà của nhiều loại văn văn nghị luận văn tự sự văn trữ tình. Và mặc dầu bản hùng văn này đã được nhiều người nghiên cứu dưới các góc độ đạt được nhiều thành tựu song vẫn có những vấn đề cần phải nhận thức lại. Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn kiện lịch sử. Cuối năm 1427 cũng có những tài liệu cổ cho rằng đầu năm 1428 được lệnh của Lê Lợi Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi quân thù đã thảm bại và phải cút khỏi nước ta một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với tư cách văn bản quan phương Bình Ngô đại cáo mới được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư 1 chứ không phải vì nó là tác phẩm văn chương xuất sắc của một bề tôi. Tuy nhiên các thể loại văn chương Việt Nam thời trung đại-như viện sĩ . Likhatsôp nhận thấy ở thể loại văn học Nga cổ- là để phục vụ nhằm thoả mãn cả một kết hợp phức tạp những nhu cầu xã hội và tồn tại gắn liền với điều đó trong một sự lệ thuộc với nhau rất chặt chẽ 2 nên từ khi ra đời Bình Ngô đại cáo không phải chỉ được tiếp nhận chủ yếu như một văn bản hành chính mà còn như một kiệt tác văn chương. Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh loại văn được người xưa coi trọng nhất. Luận ngữ ghi lời của đức Khổng Tử khen nước Trịnh cẩn trọng khi soạn thảo loại văn bản này Tử viết Vi mệnh Tỳ Thầm thảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN