tailieunhanh - Ebook Truyền thống cảng Đà Nẵng: Phần 1
Ebook Truyền thống cảng Đà Nẵng: Phần 1 bao gồm những nội dung sau: Hải cảng quan trọng của miền Trung, từ "thai nhi" đến "chàng trai lực lưỡng", “từ ngày Tây lại cửa Hàn”, những người mang khăn lót vai, "không làm nô lệ đứng lên thôi", giữ vững lời thề độc lập. | TRUYỀN THỐNG CẢNG ĐÀ NẴNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN: Ban Thường vụ Đảng ủy Ban Tổng Giám đốc Ban Thường vụ Công đoàn Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên BAN BIÊN SOẠN: Bùi Xuân Thanh Quế Nguyễn Kim Huy Lưu Anh Rô NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG – 2011 1 MỤC LỤC HẢI CẢNG QUAN TRỌNG CỦA MIỀN TRUNG 7 TỪ "THAI NHI" ĐẾN "CHÀNG TRAI LỰC LƯỠNG" 11 “TỪ NGÀY TÂY LẠI CỬA HÀN” 12 NHỮNG NGƯỜI MANG KHĂN LÓT VAI 18 "KHÔNG LÀM NÔ LỆ ĐỨNG LÊN THÔI" . 21 GIỮ VỮNG LỜI THỀ ĐỘC LẬP . 28 CHO MỘT NGÀY TOÀN THẮNG 39 CHẶNG ĐƯỜNG MỚI 65 PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 76 LỜI KẾT . 95 2 LỜI GIỚI THIỆU Cảng Đà Nẵng là một hải cảng quan trọng, nằm trên dải đất duyên hải miền Trung giàu tiềm năng về biển. Cổ sử chép rằng, từ đầu thế kỷ XV đã có những con thuyền buôn nước ngoài qua lại cửa biển Đà Nẵng; và từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, khi Thương cảng Hội An đang phát triển rực rỡ, thông qua con sông Cổ Cò nối sông Hàn với sông Thu Bồn, cảng Đà Nẵng đã trở thành một “tiền cảng” của Hội An, một cửa ngõ quan trọng đón đưa những thương thuyền của các nước như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc. ra vào Faifoo, Faifo, Hải Phố - tức Hội An, thành phố của xứ trầm hương và tơ lụa. Từ thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn không cho phép các tàu hàng hải của phương Tây vào buôn bán trực tiếp tại Hội An và sang đầu thế kỷ XX, khi Hội An dần mất đi vai trò lịch sử của mình, thì cảng Đà Nẵng với các yếu tố thiên thời, địa lợi của mình đã vươn lên trở thành một hải
đang nạp các trang xem trước