tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm "sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử" nhằm chỉ ra những đóng góp của nó, đồng thời vạch ra những hạn chế trong cách tiếp cận và lập luận của K. Popper, bảo vệ quan điểm triết học Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản, vận dụng nó trong việc đổi mới cách xem xét tiến trình phát triển của lịch sử trong thời đại hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THANH KIM TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA KARL POPPER TRONG TÁC PHẨM SỰ NGHÈO NÀN CỦA CHỦ NGHĨA LỊCH SỬ Chuyên ngành Triết học Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nằng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 1 TS. Trần Ngọc Ánh Phản biện 2 . Hồ Tấn Sáng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nằng vào ngày 19 tháng 6 năm 2014 Có thể tìm luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nằng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong dòng chảy của lịch sử triết học chủ nghĩa hậu thực chứng được xem là một trong những khuynh hướng phát triển của triết học phương Tây đương đại. Sự ra đời của nó đã đánh dấu một bước chuyển hướng trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học khoa học nửa cuối thế kỷ XX. Với việc đưa ra hàng loạt các mô hình về sự phát triển của khoa học chủ nghĩa hậu thực chứng xem đây là vấn đề cơ bản trong triết học của mình. Nếu chủ nghĩa thực chứng luôn khẳng định rằng những tri thức xác thực được bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm thực chứng nhưng đó mới là sự dừng lại ở mức độ phân tích cấu trúc của tri thức sẵn có thì chủ nghĩa hậu thực chứng lại quan tâm đặc biệt đến sự xuất hiện của những tri thức mới đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và xây dựng các mô hình về sự phát triển của khoa học. Người đầu tiên khởi xướng cho xu hướng này là nhà triết học Áo K. Popper 1902 - 1994 với chủ nghĩa duy lý phê phán và nguyên tắc khả phủ chứng rất nổi tiếng. Ông được xem là một trong những nhà triết học khoa học của thế kỷ XX. Ông cũng là một nhà triết học xã hội và chính trị người đề xướng chủ nghĩa duy lý phê phán và các vấn đề của một xã hội mở . Tác phẩm Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử thể hiện nhiều tư tưởng triết học quan trọng của của Karl Popper đặc biệt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
19    220    0    29-03-2024
46    179    0    29-03-2024
23    147    0    29-03-2024
37    129    0    29-03-2024
1    102    1    29-03-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.