tailieunhanh - Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng - Nguyễn Đức Truyến

Bài viết "Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng" giới thiệu đến các bạn các lý thuyết và giả thuyết nguyên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, tổ chức kinh tế hộ và cấu trúc của các mối quan hệ xã hội truyền thống, thực trạng kinh tế hộ gia đình và quan hệ xã hội trong nông thôn đồng bằng sông Hồng,. | Xã hội h c thùc nghiệm Xã hội học số 2 74 2001 23 Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ồ nông thôn đồng bằng sông Hồng NGưyỄN Đức TRưyẾN I. Đặt vấn đề Công cuộc đổi mối nông thôn từ sau khoán 10 không chỉ có những tác động kinh tế mà còn có cả những tác động xã hội có tính toàn diện trong toàn bộ đời sống nông thôn. Những biến đổi kinh tế đã được khẳng định và công nhận ve căn bản là tích cực vì nó đã thay đổi căn bản kinh tế đất nưốc và kinh tế nông thôn. Đại đa số nông dân đã có mức sống trung bình trồ lên có một số đã trồ nên giàu có và một số ít còn nghèo nạn đói hay thiếu ăn ve căn bản đã được khắc phục. Những biến đổi xã hội tích cực ve căn bản đã được thừa nhận như nâng cao mức sống mức hưồng thụ văn hóa sinh hoạt cộng đồng ngoài ra còn chú ý hơn đến bản sắc văn hóa truyen thống. Bên cạnh đó còn nhieu biến đổi xã hội vẫn chưa có sự thống nhất trong nhận định và đánh giá như các sinh hoạt gia đình dòng họ và thôn xóm. Các tập quán trưốc đây như tục ăn uống giỗ tết ngày càng tốn kém và phô trương chủ nghĩa cá nhân gia đình làng họ có khi dẫn tối không khí cục bộ bè phái gây nhieu phức tạp trong nông thôn vẫn tồn tại. Trưốc những cách nhìn mâu thuẫn kể trên các nghiên cứu xã hội học nông thôn hay văn hóa không thể chỉ dừng lại ồ những nghiên cứu hiện tượng riêng rẽ hay cục bộ của xã hội nông thôn mà phải góp phần nhận thức thực trạng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn này trong tính tổng thể của nó. Xã hội học phải góp phần tích cực vào việc đổi mối quản lý kinh tế đổi mối quản lý xã hội theo nghĩa toàn diện của khái niệm quản lý sự phát triển hiện nay. ý tưồng căn bản của công trình này xuất phát từ những giả thuyết lốn của Marx và Weber ve mối liên hệ lô gích giữa cái kinh tế và cái xã hội. Một cách cụ thể hơn Marx đã chỉ ra rằng trong mỗi hình thái kinh tế xã hội trong đó có hình thái cộng đồng gia đình tính chất và trình độ tổ chức xã hội được giải thích ve căn bản ồ tính chất và trình độ tổ chức kinh tế của nó. Vì thế nguồn gốc của gia đình của chế độ tư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.