tailieunhanh - Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái - Vũ Tuấn Huy

Những đặc điểm kinh tế xã hội văn hóa ở Yên Bái, những biến đổi trong đời sống gia đình, những vấn đề cần đặt ra trong nghiên cứu biến đổi gia đình,. là những nội dung chính trong bài viết "Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ở Yên Bái". . | Xã hội h c thùc nghiệm Xã hội học số 1 77 2002 21 Sự biến đổi và liên tục của gia đình nông thôn Việt Nam những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thử nghiệm ồ Yên Bái Vũ TUẤN Huy Giới thiệu Mục đích của nghiên cứu thử nghiệm trong dự án hợp tác của nhóm Micro bao gồm 4 viện Xã hội học Dân tộc học Trung tâm Địa lý và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ về đề tài Gia đình nông thôn Việt Nam động thái của sự biến đổi và liên tục là nhằm xác định những vấn đề nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành. Kết quả của nghiên cứu thử nghiệm này không nhằm giải thích mà đúng hơn từ những bằng chứng hạn chế qua phỏng vấn và quan sát nhóm nghiên cứu muốn đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về biến đổi gia đình những yếu tố tác động cũng như hậu quả của nó đối vối gia đình nông thôn Việt Nam. Những khía cạnh nào của gia đình đã biến đổi để gia đình duy trì sự liên tục như một thiết chế . Các hộ gia đình ồ nông thôn đã đặt ra những chiến lược sống như thế nào để thích nghi và bắt kịp vối những điều kiện và cơ hội mối. Một vấn đề có tầm quan trọng không kém là xác định cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia nhằm sử dụng tối đa những ưu thế về phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của mỗi ngành. I. Những đặc điểm kinh tế-xã hội-ván hóa của địa bàn nghiên cứu Vối mục đích nêu trên việc chọn xã Cát Thịnh một xã vùng núi của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đợt nghiên cứu thử nghiệm này. Cát Thịnh là một xã miền núi vối diện tích đất tự nhiên là 16. 680 ha trong đó đất canh tác nông nghiệp là 444 ha. Tính đến 1 4 1999 thì dân số là 7632 người theo tổng điều tra dân số trong đó 3833 nam giối và 3799 nữ giối. Có 10 dân tộc phần lốn là dân tộc Kinh chiếm khoảng gần một nửa 44 6 tiếp theo là dân tộc Tày 22 5 dân tộc H Mông 17 8 dân tộc Dao 8 dân tộc Mường 5 5 và dân tộc Thái 1 3 . Còn lại là dân tộc E đê Xả Phàn Phù Lá Cao Lan bốn dân tộc này chiếm 0 3 . Điều đặc biệt là người Kinh di cư đến đây từ nhiều nguồn đi khai hoang có tổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN