tailieunhanh - Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn

Nghề in và đồ họa sách thời NguyễnKhi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Như Hộc và nghề làm giấy của ta. Phổ môn xuất tướng đồ. Kinh in năm Thành Thái 8 (1896). Kinh xếp, 30cmx12cm, 112tr, 42 đồ hình theo dạng nhất thư nhất họa liên hoàn Phần Chư Công nghệ Tổ sư sách Liệt Tiên truyện có chép, Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương, đỗ Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), quan đến chức Đô ngự sử,. | Nghề in và đồ họa sách thời Nguyễn Khi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Như Hộc và nghề làm giấy của ta. Phổ môn xuất tướng đồ. Kinh in năm Thành Thái 8 1896 . Kinh xếp 30cmx12cm 112tr 42 đồ hình theo dạng nhất thư nhất họa liên hoàn Phần Chư Công nghệ Tổ sư sách Liệt Tiên truyện có chép Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương đỗ Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 1442 quan đến chức Đô ngự sử từng hai lần sang sứ Trung Quốc và học được cách chế bản in. Đi sứ về Hộc dạy cho dân Hồng Lục và Liễu Tràng Hồng Liễu vì thế dân có nghề này. Sau Hộc mất dân lập đền thờ tôn làm Tổ sư Triều đình cũng có sắc chỉ phong cho làm Phúc thần. Điều này không có nghĩa là trước đó tại Việt Nam không có nghề khắc in mộc bản. Nhưng trên thực tế mà nói sự hoạch định thành phường hội làng nghề phải nói có từ sau khi Hộc đi sứ về. Có thuyết cho rằng suốt từ thế kỷ I đến thế kỷ III đất Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo và đã từng cho khắc in kinh Phật. Xem Lý Hoặc luận của Mâu Bác hay qua chùm thư tranh luận giữa bọn Đạo Cao Pháp Minh Lý Miễu cũng đủ biết Phật giáo ở ta thời Bắc thuộc như thế nào. Còn ăn cứ vào ngôn từ trong lá thư của Đàm Thiên gửi Tùy Văn Đế nói về việc in khắc các bộ kinh ở Giao Châu cơ hồ ít chứng liệu để chúng ta có một ý niệm tự hào về lịch sử ngành in nước nhà. Vì thế để kết luận và khẳng định một cách khoa học lại là điều phải dè dặt rất nhiều. Bởi Trung Quốc vào đầu thế kỷ II Sai Luân mới cải tiến phương pháp làm giấy mãi đến trước sau thế kỷ VIII họ mới phát minh ra công nghệ in ván khắc. Vì thế thuyết nói trên là không thực công nghệ khắc in sách ở ta qua các bộ sử lớn đều có đề cập đến nhất là vào thời Lý- Trần khi mà Phật giáo đang được sủng ái nơi chốn triều trung đã lợi dụng cho san khắc nhiều lần bộ Đại Tạng kinh thỉnh từ Trung Quốc về phổ biến cho các tự viện trong nước. Nhưng tất cả những gì chúng ta có được vào giai đoạn này đều bị Minh Thành Tổ ra sắc lệnh hủy diệt nhất là khi Trương Phụ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN