tailieunhanh - Từ những bức tranh in đá đầu thế kỷ XX ở đất Gia Định

Tranh in đá là lọai tranh in mặt phẳng, nghĩa là bản in in màu lên giấy không phải do độ cao hay thấp của bề mặt, như tranh khắc gỗ thì gọi là in lồi, tranh khắc kẽm là in lõm. Mực hay mầu bám lên nét vẽ của bản in đá do tính chất hút nước của bề mặt đá. Lọai tranh này được các họa sĩ đồ họa phương Tây ưa thích vì chất liệu cũng như hiệu quả thẩm mỹ của nó. | Từ những bức tranh in đá đầu thế kỷ XX ở đất Gia Định Tranh in đá là lọai tranh in mặt phẳng nghĩa là bản in in màu lên giấy không phải do độ cao hay thấp của bề mặt như tranh khắc gỗ thì gọi là in lồi tranh khắc kẽm là in lõm. Mực hay mầu bám lên nét vẽ của bản in đá do tính chất hút nước của bề mặt đá. Lọai tranh này được các họa sĩ đồ họa phương Tây ưa thích vì chất liệu cũng như hiệu quả thẩm mỹ của nó. Nhà Võ Trong những ấn phẩm phát hành vào dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh có một cuốn sách liên quan đến trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đó là cuốn Sài Gòn- Gia Định xưa- Ký họa đầu thế kỷ XX do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Sách in 40 bức tranh in đá hay còn gọi là thạch bản lithô của học sinh thế hệ đầu tiên Trường vẽ Gia Định vào những năm đầu của thế kỷ XX. Họa sĩ Trương Văn Ý nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng Nguyễn Đình Đầu Nguyễn Đại Phúc đã cùng nhà sưu tập Trần Của với sự giúp đỡ của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã sao chụp biên soạn lại cuốn sách này. Phơi lưới Ăn cơm Lần giở những trang sách xem lại những bức tranh đã ngót gần thế kỷ lòng tôi không khỏi bồi hồi cảm động những hình ảnh thân quen của một vùng Gia Định xưa chợt trở về sống động và chân thực. Những cảnh đồng áng như Chăn trâu Cấy lúa Múc nước Đạp xa nước Trâu đạp lúa . cũng như cảnh sinh họat đời thường như Ăn cơm Giác hơi Gánh quà rong Xiết cau Xay bột Giã chày đôi . được các người học trò xưa chăm chút vẽ truyền lại cho đến hôm nay tính nguyên sơ của thực tế. Gia Định hồi đầu thế kỷ trước vẫn còn là một vùng đất mang nặng dáng vẻ của vùng quê điều đó được thể hiện qua những bức tranh phong cảnh trong bộ tranh in đá này như Sông rạch Phơi lưới Lăng miếu Tháp tổ Thị tứ . Cách vẽ những bức tranh này là học sinh đi vẽ khảo họa tại thực địa về vẽ lại bản hình sau đó vẽ ngược lên đá để in ra tranh. Sau khi có bản in đen trắng rồi mới lấy màu nước điểm tô cho bài. Bản in của lọat tranh này rất nét độ đậm nhạt lên đầy đủ chứng tỏ kỹ thuật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN