tailieunhanh - Người thổi hồn cho nghệ thuật Trúc Chỉ

Họa sĩ Phan Hải Bằng không đến với giấy và nghệ thuật biểu cảm của giấy bằng con đường tắt, mà anh đã phải lăn lộn, vất vả với khát vọng sáng tạo của mình qua nhiều năm trời. Anh không coi giấy chỉ là phương tiện vật chất, hay cao hơn, chuyên môn hơn là vật liệu tạo hình thuần túy, vì thế anh đã tìm con đường sáng tạo riêng cho mình từ giấy và bởi giấy, bằng lối đi gập ghềnh, gian nan, đầy thử thách của một người yêu thích sự khám phá | Người thổi hồn cho nghệ thuật Trúc Chỉ Họa sĩ Phan Hải Bằng không đến với giấy và nghệ thuật biểu cảm của giấy bằng con đường tắt mà anh đã phải lăn lộn vất vả với khát vọng sáng tạo của mình qua nhiều năm trời. Anh không coi giấy chỉ là phương tiện vật chất hay cao hơn chuyên môn hơn là vật liệu tạo hình thuần túy vì thế anh đã tìm con đường sáng tạo riêng cho mình từ giấy và bởi giấy bằng lối đi gập ghềnh gian nan đầy thử thách của một người yêu thích sự khám phá. Hơn chục năm tự mày mò cộng với sự hỗ trợ của học bổng Asianscholarship Foundation - ASF năm 2007 Phan Hải Bằng đã đặt nền móng cho một công trình nghiên cứu - sáng tạo tương lai từ những hạt bụi của ký ức của thời gian từ những nghiên cứu tìm kiếm nhẫn nại trên những nẻo đường xa vắng của các bản làng ở nhiều rẻo cao Việt Nam và sang tận Thái-lan Lào. nơi còn may mắn đọng lại những dấu tích về nghề chế tác giấy. Anh nắm bắt cái thần cái hồn của nghề này với những cách thức khác nhau những sự biến thể của giấy từ nhiều nguồn vật liệu tự nhiên. và anh nhận ra rằng mỗi nghệ nhân làm giấy đều yêu giấy đam mê giấy coi giấy là vật thể có linh tâm một cách chân thành bình dị và thuần khiết đến lạ lùng. Có lẽ anh đã cảm nhận giấy theo chiều sâu nội tâm tự tại và chan chứa tình người từ sự tiếp cận trực tiếp cảm tính như thế về nghề làm giấy để sau đó anh đem về Trường đại học Nghệ thuật Huế nơi anh là giảng viên và say sưa thuyết phục mọi người chế tác giấy vẽ giấy theo cách thức truyền thống và tạo hình trực tiếp một cách mộc mạc nhưng lại có sức hút chiều sâu bởi tính truyền thống lắng đọng của nó. Đó là loại giấy được làm từ tre một loài cây gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam với hình tượng lũy tre xanh chan chứa những xúc cảm nhân văn bao hàm nhiều ngữ nghĩa biểu tượng về văn hóa dân tộc tâm linh. Cây tre trong tâm thức người Việt là một sự tin cậy thân thiết gần gũi. Tre gắn liền với hầu hết mọi sinh hoạt sự kiện của người dân nhất là ở làng quê Việt Nam. Từ những giá trị bình dị mà Phan Hải Bằng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN