tailieunhanh - Người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam

Trong cuộc đời và trong cả hội họa cũng vậy, rất có thể anh bỏ qua không cần Thượng Đế, nhưng anh, kẻ khổ đau, anh không thể bỏ qua không cần tới một điều cao hơn: chính là đời anh, quyền năng sáng tạo." Đó là câu nói của danh họa Vincent VanGogh mà Giáo sư họa sĩ Lê văn Đệ thường nói với các | Người đâu tiên khám phá tranh lụa truyền thông Việt Nam vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv Trong cuộc đời và trong cả hội họa cũng vậy rất có thể anh bỏ qua không cần Thượng Đế nhưng anh kẻ khổ đau anh không thể bỏ qua không cần tới một điều cao hơn chính là đời anh quyền năng sáng tạo. Đó là câu nói của danh họa Vincent VanGogh mà Giáo sư họa sĩ Lê văn Đệ thường nói với các học sinh trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định ngày xưa. Họa sĩ Lê văn Đệ 24 8 1906-16 3 1966 sinh tại Mỏ Cày Bến Tre trong một gia đình nhà nho. Thân sinh là cụ Lê Quang Hòe. Gia đình có 13 người con Lê văn Đệ là con thứ mười nên ở nhà có tên là Dix Mười . Học trung học tại trường Taberd Sài Gòn rồi thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội năm 1925. Ông học với giáo sư họa sĩ người Pháp Victor Tardieu và Joseph Inguivaberty. Các bạn cùng thời với ông sau này đều nổi tiếng như họa sĩ Nguyễn Phan Chánh Lê Phổ Mai Trung Thứ Nguyễn Gia Trí Tô Ngọc Vân Trần Văn Cẩn. Sau 5 năm theo học ông đậu thủ khoa năm 1930 khóa I Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được học bổng du học Pháp. Thời gian này ông đã tạo được điểm son trong lịch sử mỹ thuật VN Hội Nghệ sĩ Quốc gia Pháp tại Paris ngày 1 5 1932 tổ chức cuộc triển lãm tranh tượng ông đoạt giải nhì với ba tác phẩm Mụ Thầy Bói Bến Ga Monparnass và Người Đàn Bà Cài Đầu. Trong những năm học tại Paris tác phẩm của ông luôn gây được sự chú ý tại thủ đô Ánh Sáng. Với thành tích rực rỡ này ông được nhận thêm học bổng tu nghiệp tại Ý và Hy Lạp. Theo Đông Dương Tuần báo vào năm 1934 có hơn 40 tờ báo Pháp đề cập đến tác phẩm của ông. Ông được Bộ Văn hóa Pháp chọn mua bức tranh Trong Gia Đình và được treo trang trọng ở Bảo tàng Mỹ thuật Luxembourg. Năm 1936 Tổ chức Báo chí Công giáo bảo trợ tại Rôma mở cuộc triển lãm tranh tượng quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của 30 quốc gia trên thế giới tác phẩm của ông đoạt giải nhất. Sau đó ông được mời phụ trách trang trí trong điện VATICAN và được ban thưởng Giáo Hoàng Bội Tinh đây là một vinh dự cho dân tộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN