tailieunhanh - Việt Nam sử lược phần 9

Việt Nam Sử Lược Nhà Trần Thời Kỳ Thứ Hai (1293 - 1341) I. Trần Anh Tông 1. Đức Độ Vua Anh Tông 2. Trần Hưng Đạo Vương mất 3. Việc Đánh Ai Lao 4. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành II. Trần Minh Tông III. Trần Hiến Tông 1. Giặc Ngưu Hống 2. Giặc Ai Lao I. Trần Anh Tông (1293-1314) Niên-hiệu: Hưng Long 1. Đức Độ Vua Anh Tông. Thái tử Trần Thuyên lên ngôi, tức là vua Anh Tông. Anh Tông lúc đầu hay uống rượu và đêm thường hay lén ra ngoài đi chơi, có khi bị. | Việt Nam Sử Lược Nhà Trần Thời Kỳ Thứ Hai 1293 - 1341 I. Trần Anh Tông 1. Đức Độ Vua Anh Tông 2. Trần Hưng Đạo Vương mất 3. Việc Đánh Ai Lao 4. Sự Giao Thiệp Với Chiêm Thành II. Trần Minh Tông III. Trần Hiến Tông 1. Giặc Ngưu Hống 2. Giặc Ai Lao I. Trần Anh Tông 1293-1314 Niên-hiệu Hưng Long 1. Đức Độ Vua Anh Tông. Thái tử Trần Thuyên lên ngôi tức là vua Anh Tông. Anh Tông lúc đầu hay uống rượu và đêm thường hay lén ra ngoài đi chơi có khi bị đồ vô lại phạm đến. Một hôm uống rượu say đến nỗi Nhân Tông Thượng Hoàng ở Thiên Trường về kinh các quan đều ra đón rước cả mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng Hoàng giận lắm truyền xa giá lập tức về Thiên Trường và hạ chiếu cho bách quan phải về đấy hội nghị. Khi Anh Tông tỉnh rượu biết thượng hoàng về kinh sợ hãi quá vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên là Đoàn Nhữ Hài mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng Hoàng xem biểu rồi quở mắng một lúc và tha lỗi cho Anh Tông. Về đến kinh sư Anh Tông cho Đoàn Nhữ Hài làm ngự sử trung tán và từ đấy không uống rượu nữa. Từ xưa đến nay vua An Nam vẫn có tục lấy chàm vẽ rồng vào đùi nhưng Anh Tông không muốn theo tục này. Một hôm Thượng Hoàng bảo Anh Tông rằng Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa nay nhà vua phải theo tục ấy mới được . Anh Tông tuy vâng mệnh nhưng lừa khi Thượng Hoàng bận việc khác lẩn đi không cho vẽ. Từ đấy vua An Nam mới không vẽ mình nữa. Tính vua Anh Tông hay vẽ thường có làm một tập Thủy Vân Tùy Bút nhưng đến lúc sắp mất đem đốt đi không cho để lại. Sử có chép rằng khi Anh Tông đau nặng hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem sự sinh tử Anh Tông gạt đi mà bảo rằng Thầy tăng đã chết đâu mà biết được sự chết . Xem thế thì biết Anh Tông là một ông vua hiếu thảo và lại thông minh cho nên việc triều chính thời bấy giờ có cương kỷ lắm. Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Văn như bọn ông Trương Hán Siêu võ như ông Phạm Ngũ Lão đều là người có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN