tailieunhanh - Đề tài: Cách điều hành tỷ giá của chính phủ Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian tới

Đề tài "Cách điều hành tỷ giá của chính phủ Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian tới" trình bày sự điều hành tỷ giá của Chính phủ Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. | Hòa chung với bối cảnh thương mại quốc tế, bên cạnh việc trở thành thành viên của các tổ chức trong khu vực và trên thế giới (ASEAN, WTO ), Việt Nam hiện nay đã tham gia vào rất nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Các FTA mà Việt Nam đã và đang là thành viên như: ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc - New Zealand, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi lê (đàm phán đã kết thúc nhưng Hiệp định chưa cón hiệu lực). Các Hiệp định này thực sự đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam cũng như các nước thành viên tham gia. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán một số FTA mới có tính mở rộng và có tính song phương cao hơn so với các Hiệp định trên, như: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Việt Nam - Liên minh Châu Âu, Hiệp định Việt Nam - khối thương mại tự do châu Âu EFTA, Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Việt Nam - Liên minh Thuế quan. Trong số 5 FTA mà Việt Nam đang đàm phán thì có 3 nước được coi là đối tác chiến lược và có tác động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam đó là: Hoa Kỳ, châu Âu và Nga. Nếu Việt Nam thực hiện đầy đủ các hiệp định đã ký thì từ nay đến năm 2018, GDP của nước ta sẽ tăng ba điểm phần trăm/năm, lợi ích ròng 2,4 tỉ USD/năm.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.