tailieunhanh - Kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá mú chấm đen thương phẩm trong lồng ở Quảng Ngãi
.Cá mú chấm đen có tên khoa học là: Epinephelus malabaricus. Đây là một trong những loài cá mú có giá trị kinh tế cao do thịt cá ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên thị trường rất ưa chuộng. Cá lớn tương đối nhanh, kỹ thuật nuôi cũng không phức tạp, khâu quản lý, chăm sóc dễ dàng, giá trị kinh tế mang lại rất cao và sản phẩm dễ tiêu thụ. Nghề này đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngư dân trong và ngoài nước. Trong những năm qua, nhằm phát huy tiềm năng sẵn. | Cá mú chấm đen có tên khoa học là Epinephelus malabaricus. Đây là một trong những loài cá mú có giá trị kinh tế cao do thịt cá ngon chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên thị trường rất ưa chuộng. Cá lớn tương đối nhanh kỹ thuật nuôi cũng không phức tạp khâu quản lý chăm sóc dễ dàng giá trị kinh tế mang lại rất cao và sản phẩm dễ tiêu thụ. Nghề này đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngư dân trong và ngoài nước. Trong những năm qua nhằm phát huy tiềm năng sẵn có và góp phần tăng thu nhập cho bà con nông ngư dân thúc đẩy nghề nuôi hải sản biển ngày càng phong phú và đa dạng hơn Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi đã xây dựng và triển khai các mô hình nuôi cá mú chấm đen trong lồng tại một số địa phương như Sơn Tịnh Bình Sơn Đức Phổ. Đa phần các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Năm 2012 Trung tâm đã xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá mú chấm đen thương phẩm trong lồng tại xã Bình Thuận huyện Bình Sơn. Qui mô thực hiện là 40 m3 với số lượng cá giống thả nuôi là con nguồn cá giống được đánh bắt tại địa phương. Sau 8 tháng nuôi do thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật nên cá phát triển rất tốt và đã đạt trọng lượng thương phẩm bình quân 800 - 850 g con tỷ lệ sống đạt trên 75 sản lượng thu được trên 600 kg. Với giá bán đồng kg mô hình thu lãi hơn 40 triệu đồng. Đây là một trong số các mô hình nuôi cá mú chấm đen thành công và đạt hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây. Mặc dù tiềm năng diện tích vùng nuôi biển tại Quảng Ngãi không nhiều so với một số tỉnh khác nhưng điều kiện tự nhiên tại Quảng Ngãi rất thuận lợi để phát triển nuôi các đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế. Đây cũng là hướng đi tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế biển của ngành từ nay đến năm .
đang nạp các trang xem trước