tailieunhanh - Đặc điểm sinh thái sinh học cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis)
.1/ Phân bố: Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ. Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng. | Đặc điểm sinh thái sinh hoc cá sạc ran Trichogaster pectoralis 1 Phân bố Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan Campuchia Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai Indonesia Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch ruộng lúa ao hồ. Tại Việt Nam trong vùng châu thổ sông Mêkông cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm sinh sản tự nhiên trong ruộng kinh mương nơi chúng cư trú đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL. 2 Sinh trưởng Trong điều kiện ở ĐBSCL nhiệt độ thích hợp 25 C - 30 C cá đạt trọng lượng khoảng 140g con sau 2 năm quan sát cá đực cá cái cùng tuổi thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. 3 Dinh dưỡng Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật phiêu sinh thực vật thủy thực vật phân hủy. Ở thời kỳ trưởng thành cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá gồm mùn bã hữu cơ thực vật phiêu sinh động vật phiêu sinh mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như bột ngũ cốc các loại cám tấm động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chúng. Ks. Nguyễn Mạnh Hà - TTGNN Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long số 25 tháng 10 2003
đang nạp các trang xem trước