tailieunhanh - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẶC
.1. Sinh trưởng: Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 35 o C cá đạt trọng lượng khoảng 140 g/con sau 2 năm (ở ĐBSCL, quan sát cá đực và cá cái cùng kích thước, thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. Hiện tượng cá đực có kích thước nhỏ, có thể do trong quá trình sinh sản, cá đực phải giữ tổ, và chăm sóc cá con, nên ăn ít, hoặc không ăn trong thời gian này. 2. Dinh dưỡng: Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở, cá dinh dưỡng. | 1. Sinh trưởng Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 - 35 o C cá đạt trọng lượng khoảng 140 g con sau 2 năm ở ĐBSCL quan sát cá đực và cá cái cùng kích thước thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. Hiện tượng cá đực có kích thước nhỏ có thể do trong quá trình sinh sản cá đực phải giữ tổ và chăm sóc cá con nên ăn ít hoặc không ăn trong thời gian này. 2. Dinh dưỡng Cũng như nhiều loài cá khác ở thời kỳ đầu sau khi nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật Ciliata Rotifera Copepoda Cladocera phiêu sinh thực vật Bacillariophyceae Cyanophyceae Chlorophyceae và thủy thực vật tan ra. Ở thời kỳ trưởng thành cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá gồm mùn bã hữu cơ thực vật phiêu sinh động vật phiêu sinh mâm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người cung cấp như bột ngũ cốc các loại động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chính nó. 3. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá sặc rằn Cá sặc rằn thành thục lân đâu sau 7 tháng tuổi. Khi thành thục có thể phân biệt dễ dàng cá đực cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ. Khi thành thục ở cá đực phân tia mềm vây lưng kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vi đuôi còn cá cái vi này rất ngắn và không bao giờ chạm tới gốc vi đuôi. Ngoài chỉ tiêu căn bản này cũng có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng của nó cũng lớn hơn. Sự phát triển tuyến sinh dục của cá sặc rằn ở vùng ĐBSCL theo mùa rất rõ. Vào mùa khô tháng 1 - 2 phân lớn cá
đang nạp các trang xem trước