tailieunhanh - Cấu trúc hộ gia đình và sức khỏe trẻ em: Những phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khỏe 1997 - Đặng Nguyên Anh

Bài viết "Cấu trúc hộ gia đình và sức khỏe trẻ em: Những phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khỏe 1997" trình bày về thiết chế gia đình và chăm sóc sức khỏe trẻ em, biến đổi trong cấu trúc và tổ chức của gia đình và những ảnh hưởng của nó đến phúc lợi trẻ em. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Xã hội học số 4 72 2000 61 Cấu trúc hộ gia đình và sức khỏe trẻ em những phát hiện qua khảo sát nhân khẩu học và sức khỏe 1997 ĐẶNG NGUyÊN ANH Chăm sóc sức khỏe là một nhu cầu cơ bản của con người một mục tiêu lâu dài của sự nghiệp phát triển xã hội. Là tương lai của đất nưốc sức khỏe và sức sống của trẻ em có ý nghĩa đặc biệt đối vối sự trường tồn của mọi dân tộc. Thể trạng đau yếu của trẻ ngày hôm nay sẽ để lại dấu ấn và hậu quả dài lâu cho xã hội mai sau. Mỗi gia đình mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế hôm nay không chỉ nỗ lực hạ thấp mức tử vong mà còn tích cực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và nâng cao chất lương cuộc sống cho trẻ em. Mặc cho những thành tựu đạt đươc tuy nhiên ở nhiều khu vực trên thế giối tình trạng trẻ suy dinh dưỡng còn phổ biến đau ốm bệnh tật và tử vong vẫn thường xuyên xảy ra. Trên 6 triệu trẻ em tử vong có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp do suy dinh dưỡng. Trong số 12 triệu trẻ em tử vong dưối 5 tuổi hàng năm ở các nưốc chậm phát triển hầu hết lại là các trường hơp chết vì các bệnh có thể phòng ngừa đươc như tiêu chảy sởi viêm hô hấp cấp tính UNICEF 1998 . Thiết chế gia đình và chăm sóc sức khỏe trẻ em Hầu hết trẻ em đươc sinh ra nuôi dạy và lốn lên cùng gia đình. Trong môi trường giáo dưỡng quan trọng này các em bị chi phối bởi hoạt động sống của hộ gia đình. Hành vi bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em cũng không nằm ngoài quy luật đó. O đây vai trò gia đình cấu trúc nhân khẩu cũng như phương thức tổ chức cuộc sống hộ gia đình chi phối mạnh mẽ đến tình trạng sức khỏe trẻ em. Vấn đề càng trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Như những quốc gia đang phát triển khác trên thế giối gia đình Việt Nam là một tế bào xã hội chi phối hầu hết các quan hệ hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng. Công cuộc Đổi mối đã khơi dậy và phát huy đươc tiềm năng của toàn thể dân tộc góp phần đưa đất nưốc qua cơn khủng hoảng vững bưốc tiến lên trên con đường phát triển. Cùng vối sự xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung lĩnh vực y-tế và các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN