tailieunhanh - Báo cáo: Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long

Báo cáo: Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long trình bày kết quả nghiên cứu về sự thay đổi một số tính chất của một số loại đất trồng lúa chính ở ĐBSH và ĐBSCL. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG LÚA VÙNG Đồng Bằng sông hồng và đồng bằng SÔNG CỬU LONG Trần Minh Tiến1 Hồ Quang Đức2 Hoàng Trọng Quý3 1. Đặt vấn đề Đồng bằng sông Hồng ĐBSH và Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là những vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68 và sản lượng chiếm trên 70 so với cả nước riêng ĐBSCL còn là nơi sản xuất 95 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo Cẩm nang Sử dụng đất nông nghiệp Bộ Nông nghiệp PTNT 2009 và số liệu của Tổng cục Thống kê http Diện tích đất trồng lúa ở cả hai vùng giảm đi nhưng diện tích gieo trồng lại tăng lên do hệ số sử dụng đất tăng từ 1 49 năm 1990 lên 1 92 2007 . Năng suất lúa tăng từ 35 7 tạ ha 1990 lên 55 3 tạ ha 2011 . Đạt được những tiến bộ trên là do chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật cơ cấu giống cải tiến với các giống lúa cao sản lúa lai được gieo trồng phổ biến thay thể các giống địa phương năng suất thấp sử dụng phân bón tăng nhanh hệ thống tưới tiêu ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do sự xuất hiện của các yếu tố hạn chế YTHC độ phì nhiêu đất mà nguyên nhân là do chế độ sử dụng phân bón canh tác chưa hợp lý dẫn đến thiếu hụt một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất hay tích lũy trong đất một số nguyên tố gây độc cho cây trồng. Những thay đổi về sử dụng phân bón gần đây như quá thiên về bón phân hóa học và chủ yếu là bón phân đa lượng N P K bón không cân đối. là những nguyên nhân chủ yếu hình thành các YTHC này. Mặt khác các hiện tượng tự nhiên như hạn hán lũ lụt nước biển dâng cũng hình thành các YTHC trong đất lúa. Những YTHC này đã góp phần làm giảm năng suất hiệu quả sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa. 1 Trưởng BM Phát sinh học và Phân loại đất Viện Thổ nhưỡng NH. ĐT 0912315399. Email tranminhtien74@ 2 Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. 0913582904 Email hqduc@ 3 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa 141 Bài viết này

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.