tailieunhanh - Giáo trình Cơ học cơ sở (Tập 1: Tĩnh học): Phần 2

Phần 2 cuốn sách tiếp tục đề cập đến các vấn đề như: Ma sát, trọng tâm cùng các bài tập tự luyện khác. Cuốn sách này là tài liệu cần thiết cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đồng thời cũng là tài liệu tốt cho sinh viên các trường đại học kỹ thuật khác. | Chương III MA SÁT . MỞ ĐẨU Trong Chương I khi nghiên cứu phản lực liên kết mặt tựa để đơn giản ta đã giả thiết rằng mặt tiếp xúc giữa vật khảo sát và mặt tựa là hoàn toàn trơn và rắn do đó chúng chỉ tiếp xúc nhau ở một điểm và tại đó phản lực liên kết hướng theo pháp tuyến của mặt tựa. Với mô hình đó ta giải quyết được nhiều bài toán thực tế. Tuy nhiên trong một số bài toán khác mô hình đó tỏ ra bất lực. Ví dụ với mô hình đó ta không thể giải thích tại sao lại cần một lực kéo khá lớn mới kéo được vật nặng trượt trên mặt phẳng ngang hoặc mới đẩy được xe lăn bánh trên đường thẳng ngang. Hỉnh Để có cơ sở giải quyết những bài toán đó ta phải nghiên cứu bổ sung mô hình phản lực liên kết của mặt tựa. Trong thực tế do bề mật tiếp xúc giữa hai vật không hoàn toàn trơn nhẵn và không hoàn toàn rắn nên chúng tiếp xúc với nhau ở một số điểm ở mỗi điểm mặt tựa tác dụng lên vật một phản lực liên kết. Thu hệ lực này về một tâm ta được một lực và ngẫu lực. Hình 51 Phân tích lực theo hai phương pháp tuyến và tiếp tuyến với mặt tựa tại điểm tiếp xúc thành phần pháp tuyến N ngăn cản dịch chuyển của vật theo phương pháp tuyến thành phần tiếp tuyến Fms ngăn cản dịch chuyên của vật theo phương tiếp tuyến gọi là lực ma sát trượt còn ngẫu M ngăn cản chuyển động lăn của vật gọi là ngẫu cản lần. 1. Định nghĩa Hiện tượng cản chuyển động hay xu hướng chuyển động của vật thể này trên bề mặt vật thể khác gọi là hiện tượng ma sát. 2. Phân loại ma sát Người ta thường phân ma sát thành các loại - Ma sát trượt và ma sát lăn tuỳ theo dịch chuyển trượt hay dịch chuyển lăn của vật bị ngăn cản. - Ma sát khô và ma sát nhớt tuỳ theo hai vật tiếp xúc trực tiếp với nhau hay tiếp xúc với nhau qua một lớp dầu nhờn. - Ma sát tĩnh và ma sát động tuỳ theo vật đứng yên hay chuyển động so với mặt tựa. Trong chương này chúng ta chỉ nghiên cứu ma sát trượt và ma sát lăn trong trường hợp tĩnh và khô khảo sát tính chất của lực ma sát ngẫu lực ma sát và điều kiện cân bằng của một vật khi có ma sát. . MA

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN