tailieunhanh - CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA
Hiện nay tồn tại một số lý thuyết về nguồn gốc của văn hóa: lý thuyết tâm lý học, lý thuyết nhân học và lý thuyết xã hội - văn hóa. Ngày nay phần lớn các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng: tìm hiểu các lý thuyết trên đây là hoàn toàn cần thiết. | Hơn nữa, Mamphord còn nhấn mạnh rằng, sự miêu tả con người, chủ yếu về phương diện sử dụng và chế tác công cụ lao động bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX được thừa nhận chung trong truyền thống khoa học tại các nước Âu Mỹ, nhất là trong nhân học. Mamphord khẳng định rằng, sự phối kết của các giác quan là điều kiện cần thiết để tạo ra những công cụ lao động sơ đẳng làm bằng đá hoặc gỗ, không đòi hỏi phải có bất cứ sự sắc sảo đáng kể nào về ý tưởng. Ngoài ra, ông còn cho rằng, nếu các phẩm chất trí năng của con người gắn liền với hoạt động công cụ, với sự trau dồi kỹ thuật, thì tất yếu phải bác bỏ sự kiện nói rằng, những công cụ của người tối cổ như: răng, xương, nắm đấm của nó - được làm ra cũng giống như công cụ của những động vật linh trưởng khác. Vì vậy, cho đến nay vấn đề vẫn còn tiếp tục bàn cãi., trong khi con người hãy còn chưa thành thạo trong việc tạo ra những công cụ đá, vận hành có hiệu quả hơn, là tạo ra các cơ quan tự nhiên thiên bẩm của nó tốt hơn. Nhà bác học nhấn mạnh: Tôi cho rằng: tài năng thoát hiểm (vượt thoát) không cần đến các công cụ khác lạ, đã cung cấp cho con người tối cổ một thời gian vừa đủ để phát triển những yếu tố phi vật thể của văn hóa của nó, các yếu tố phi vật thể này, trong chừng mực cần thiết, đã làm phong phú thêm kỹ thuật của nó.
đang nạp các trang xem trước