tailieunhanh - Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã trong lịch sử nông thôn Việt nam.

Xã hội Việt Nam truyền thống là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp. Con người Việt Nam trong lịch sử, từ rất lâu đời đã là con người vừa của làng, vừa của nước “Sống ở làng sang ở nước”. Nhà nước và Làng xã là hai thực thể xã hội với hai cấp độ khác nhau về không gian kinh tế - xã hội nhưng lại có mối liên quan, liên kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh của làng, của nước. Sự thống nhất giữa Làng – Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa. | . Sự thực đã có những thời kỳ mà những cuộc khởi nghĩa nông dân từng lôi kéo được cả làng cùng đồng loạt nổi dậy. Họ được sự đồng ý của hào trưởng hay chịu sự lãnh đạo của hào trưởng, như khởi nghĩa Đại Hoàng đời Lý chẳng hạn. Nhưng do sự phân hóa xã hội trong nội bộ làng xã ngày càng sâu, nên về sau, những cuộc khởi nghĩa nông dân thường là sự tập hợp của những cá nhân – những nhóm cùng chí hướng, cùng thành phần xã hội ở các làng xã khác nhau lại mà thành một tổ chức. Ngay trong một làng xã có bộ phận tham gia tích cực, có bộ phận miễn cưỡng , cũng có bộ phận không theo hoặc chống lại. Do đó, thái độ cảu làng xã đối với khởi nghĩa cũng không dứt khoát, trừ những làng nào mà bộ phận tham gia chiếm ưu thế, có sức mạnh lôi cuốn hoặc cô lập được bộ phận chống đối. Sự hưởng ứng không triệt để (hoặc thái độ hai mang) của làng xã thường là đầu mối thất bại của phong trào nông dân nói chung. Nếu phong trào Tây Sơn lúc mới nổi dậy đã đưa các làng xã chống lại chính quyền phong kiến, phục tùng mình một cách tuyệt đối, thì, khi phong trào đi dần vào thất bại cũng không ngăn cản được các làng xã ly khai mình để đi theo Nguyễn Ánh.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.